Các chỉ báo chứng khoán cơ bản cho nhà đầu tư mới 2023

Các chỉ báo chứng khoán là kiến thức mà mọi nhà đầu tư cần nắm trước khi tham gia thị trường.

Những chỉ báo chứng khoán là công cụ giúp xác định được thời điểm giao dịch lý tưởng tối đa hóa lợi nhuận. Vậy các chỉ báo chứng khoán là gì? Cách sử dụng? Cùng Money Studio tìm hiểu trong bài viết này nhé.

Phân tích kỹ thuật là gì?

Phân tích kỹ thuật là việc nghiên cứu hành vi NĐT và tác động của hành vi này vào sự biến động giá, khối lượng nhằm xác định thị trường.

cac-chi-bao-chung-khoan

Dữ liệu lịch sử giá và khối lượng giao dịch giúp xác định xu hướng thị trường, dự đoán biến động và các tín hiệu mua/ bán để đưa ra quyết định đầu tư.

Kết hợp phân tích cơ bản và các chỉ báo chứng khoán giúp xây dựng chiến lược tối ưu và mang về lợi nhuận.

Phân loại các chỉ báo chứng khoán cơ bản

Các chỉ báo chứng khoán được chia thành hai loại phụ thuộc vào ý nghĩa của chúng để xác định:

Các chỉ báo chứng khoán trước

Chỉ báo trước được phát triển để dự đoán chuyển động tương lai của giá một tài sản.

Ý tưởng đằng sau là lịch sử có tính chu kỳ, và có xu hướng lặp lại. Cho nên, các chuyển động giá trong quá khứ có thể dự đoán tương lai.

Hầu hết các chỉ báo trước có thể báo hiệu sự điều chỉnh xu hướng. Các chỉ báo trước phổ biến là Chỉ số sức mạnh tương đối (RSI), Chỉ báo dao động ngẫu nhiên, đám mây Ichimoku.

Chỉ báo chứng khoán thứ cấp

Chỉ báo thứ cấp cung cấp xác nhận chuyển động hiện tại đang diễn ra.

Tương tự như chỉ báo trước, chỉ báo thứ cấp dựa trên giả định lịch sử lặp lại và hành động giá di chuyển theo chu kỳ. Sự khác biệt là độ trễ giữa thời điểm chuyển động và tín hiệu cung cấp thêm.

Một số chỉ báo thứ cấp gồm dải Bollinger, đường trung bình động, chỉ báo MACD,…

Các chỉ báo chứng khoán cơ bản trong phân tích kỹ thuật

Chỉ báo chứng khoán hỗ trợ và kháng cự

Hỗ trợ là mức giá mà giá cổ phiếu được kỳ vọng sẽ kết thúc xu hướng giảm.

Khi ở vùng gần hỗ trợ, nhiều NĐT cho rằng giá đã đạt đáy nên lực mua sẽ tăng. Tùy hỗ trợ ngắn hay dài hạn sẽ có lực khác nhau. Nếu mua ở vùng này thì cơ hội lợi nhuận cao. 

Kháng cự là mức giá mà tại đó xu hướng tăng sẽ kết thúc và bước vào xu hướng giảm giá.

Khi gần vùng kháng cự, lực bán tăng cao. Vì người bán dự đoán giá sẽ giảm khi gặp kháng cự.

duong-ho-tro-va-khang-cu-1-1024x559

Ý nghĩa của vùng hỗ trợ và kháng cự

Đường hỗ trợ và kháng cự nhằm xác định vùng giá cũng như lựa chọn điểm mua, bán cổ phiếu phù hợp.

Như biểu đồ trên, có thể thấy là đường hỗ trợ dài hạn mạnh. Bởi ở mức này đã có lực bắt đáy mạnh làm tăng giá. Có thể thấy nhiều hỗ trợ ngắn hạn, các vùng này sẽ có lực bắt đáy yếu hơn với đường dài hạn.

Đường kháng cự được xem là mạnh khi đã đỉnh và giảm giá 50-70% sau đó. Cũng sẽ có đường yếu có thể vượt qua. Vì lực bán những đường này thấp hơn.

Chỉ báo chứng khoán đường trung bình động đơn giản SMA

Đường trung bình động đơn giản SMA được tính bằng trung bình cộng các mức giá đóng cửa các phiên được chọn: 10, 20, 50, 100 phiên,…

SMA 50, 100, 200 thể hiện tính dài hạn của chỉ báo. Ngược lại, thời gian càng ngắn thì càng thể hiện ngắn hạn (5,10, 20,..)

duong-sma-1-1024x559

Ý nghĩa của đường SMA

Có thể sử dụng đường SMA như hỗ trợ và kháng cự.

Khi nến giá dưới SMA, SMA đóng vai trò như đường kháng cự.

Khi nến giá vượt xa đường SMA, SMA đóng vai trò như đường hỗ trợ.

Đường SMA trong khoảng thời gian càng lớn càng vững, cần nhiều cầu để đưa cổ phiếu lên trên đường SMA dài hạn như 100, 200.

Nếu nến giá vượt khỏi SMA ngắn hạn (5, 10, 20) thì sẽ là chỉ báo tốt để mua vào.

Tuy nhiên nên quan sát cẩn trọng. Bởi nến giá có thể sẽ kiểm đường SMA 10, 20 để xác định xu hướng tăng, lợi nhuận sẽ không nhiều như giai đoạn mua ở SMA 5.

Chỉ báo chứng khoán Bollinger bands

Bollinger bands là chỉ báo chứng khoán phổ biến nhất. Nó kết hợp bởi: Đường SMA 20 ở giữa và 2 dải bands trên và dưới.

chi-bao-bollinger-bands-1-1024x559

Ý nghĩa của đường Bollinger bands

Nến giá biến động mạnh thì hai dải trên và dưới càng mở rộng. Nếu biến động nhỏ thì sẽ hình thành “nút thắt cổ chai”.

Nếu hai dải bands thu hẹp lại. Chính là thời điểm nên nắm bắt đầu tư. Vì khả năng cao là cổ phiếu có phiên bùng nổ sắp tới.

Bên cạnh đó, có thể sử dụng Bollinger bands kết hợp với RSI hay MACD để đưa ra quyết định đúng đắn nhất.

Chỉ báo chứng khoán sức mạnh tương đối RSI

RSI là chỉ báo chứng khoán được sử dụng phổ biến nhất. Nhằm để so sánh tương quan giữa số ngày tăng giá so với số ngày giảm giá với dữ liệu từ 0 đến 100.

Chỉ số RSI có ý nghĩa trong việc xác định dấu hiệu tăng/giảm.

chi-bao-rsi-1-1024x559

Chỉ báo RSI nếu ở trên 70 cho thấy giá cổ phiếu đang quá cao. Nên hạn chế mua ở vùng giá này.

Chỉ báo RSI nếu ở mức dưới 30 cho thấy giá cổ phiếu đang khá thấp. Còn được gọi là “vùng giá quá bán”. Nên hạn chế bán cổ phiếu vì khả năng sẽ hồi phục.

Chỉ báo chứng khoán trung bình động hội tụ phân kỳ MACD

MACD (Moving Average Convergence Divergence) là chỉ báo chứng khoán tạo bởi Gerald Appel vào năm 1979.

duong-macd-1-1024x559

Ý nghĩa của đường MACD

Khi MACD và Signal cùng tăng sẽ là xu hướng tăng mạnh cho cổ phiếu.

Ngược lại, MACD và Signal đi xuống đường Histogram ở giữa thì tạo xu hướng giảm giá mạnh.

Khi thấy đường MACD cắt lên đường Signal báo hiệu rằng nến giá sẽ tăng. Và ngược lại.

Chỉ báo chứng khoán đám mây Ichimoku

Ichimoku Cloud (hay Ichimoku Kinko Hyo) là phương pháp phân tích kỹ thuật của Nhật Bản.

Nhìn vào chỉ báo Ichimoku sẽ nhận biết được xu hướng giá thị trường.

  • Xu hướng tăng khi giá ở trên đám mây Ichimoku.
  • Xu hướng giảm khi giá ở dưới đám mây Ichimoku 
  • Không có xu hướng khi giá nằm trong đám mây Ichimoku.
Ichimoku-Kino-Hyo-1024x499

Chỉ báo chứng khoán khối lượng trung bình

Có thể xem khối lượng trung bình động với khoảng thời gian tối thiểu là 14 ngày.

Nó được đo bằng cách lấy một khoảng thời gian cụ thể và chia cho số thanh trong cùng khoảng thời gian đó.

Đọc thêm bài viết: Khối lượng giao dịch (Volume) trong chứng khoán từ A-Z

Average-Volume-1024x496

Cả các chỉ báo chứng khoán tốt nhất cũng nên được sử dụng kết hợp vì nếu đứng riêng lẻ chúng vẫn có giới hạn.

Có thể kết hợp tối đa 2-3 chỉ báo vì nhiều hơn sẽ loạn.

Bài viết này là các chỉ báo chứng khoán cơ bản mà Money Studio cung cấp cho bạn để có công cụ phân tích nhằm đưa ra quyết định đúng đắn.

Đọc thêm bài viết:

Phiên giao dịch chứng khoán? Quy định thời gian giao dịch

Cách mở tài khoản chứng khoán? Và lưu ý khi mở tài khoản

So sánh phí giao dịch chứng khoán các công ty 2023

Thị trường chứng khoán là gì? Đặc điểm và phân loại

Cách mua cổ phiếu: Bước đi chập chững cho người mới đầu tư

Giảm phát là gì? Nguyên nhân & ảnh hưởng của giảm phát

Quỹ đầu tư là gì? Những điều cần biết trước khi bạn đầu tư

Quỹ mở là gì? Giải thích chi tiết cho người mới đầu tư

Quỹ đóng là gì? Giải thích chi tiết cho người mới đầu tư

Chu kỳ kinh doanh là gì? Nắm bắt để tối ưu hóa khoản đầu tư

Chia tách cổ phiếu là gì? Mục đích và hình thức chia tách CP

Chỉ số ROS là gì? Cách tính và ứng dụng đầu tư chứng khoán

Quỹ ETF là gì? Có phải là cơ hội đầu tư sinh lời an toàn?

Chỉ số ROS là gì? Cách tính và ứng dụng đầu tư chứng khoán

ROA là gì? Cách tính và chi tiết ứng dụng ROA trong đầu tư

ROE là gì? Cách tính và chi tiết ứng dụng ROE trong đầu tư

Phân tích cơ bản chứng khoán chi tiết cho nhà đầu tư 2023

Phân tích kỹ thuật chứng khoán: Hướng dẫn tổng quan 2023

Cách chơi chứng khoán cho nhà đầu tư mới hiệu quả 2023

Cổ phiếu TCB: Phân tích – Nhận định – Định giá cổ phiếu

Cổ phiếu GAS: Phân tích – Nhận định – Xu hướng cổ phiếu

Cổ phiếu VNM: Phân tích – Nhận định – Xu hướng cổ phiếu

Cổ phiếu VHM: Phân tích – Nhận định – Xu hướng cổ phiếu

Quản lý tài chính cá nhân là gì? Nguyên tắc và bí quyết 2022

5/5 - (1 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Có thể bạn thích

GDP quý 3 tăng trưởng 5,33%
Ngân hàng Nhà nước Rút 70.000 Tỷ Đồng Khỏi Hệ Thống Ngân Hàng Qua Tín Phiếu
Thị trường bất động sản sẽ phục hồi vào năm 2024 ?
Reuters: Singapore và Thái Lan muốn mua 20% cổ phần của Bách Hóa Xanh, định giá tối thiểu 1,5 tỷ USD.

Hôm nay đọc gì