Chỉ số P/E là gì? Công thức tính và ý nghĩa chỉ số P/E 2023

Đối với nhà đầu tư khi mới tham gia thị trường chứng khoán đều có thắc mắc: Đầu tư vào cổ phiếu nào sinh lời cao? Cổ phiếu được mua có phải đắt hay không hay có phải đã mua được giá tốt hay không?

Đây chính là lý do mà bạn cần P/E. Vậy chỉ số P/E là gì? Sử dụng như thế nào? Chỉ số P/E như thế nào mới tốt?

Bạn đọc bài viết này của Money Studio nhé.

Chỉ số P/E là gì?

Chỉ số P/E (Price to Earning ratio) là chỉ số đánh giá mối quan hệ giữa giá thị trường cổ phiếu (Price) và thu nhập trên cổ phiếu (EPS).

chi-so-pe-la-gi

Hiểu đơn giản P/E là ước tính điểm hòa vốn trong bao nhiêu lâu. Lấy giá cổ phiếu chia cho lợi nhuận mỗi năm.

Ví dụ cổ phiếu giá 10.000 đồng, lãi 1.000 đồng/năm, nghĩa là hơn 10 năm mới hoàn vốn.

Công thức tính chỉ số P/E là gì?

Sau khi bạn đã hiểu được khái niệm chỉ số P/E là gì, sau đây Money Studio sẽ giới thiệu công thức tính:

P/E = Giá thị trường của cổ phiếu (Price)/ Thu nhập trên một cổ phiếu (EPS)

Trong đó, chỉ số lợi nhuận trên cổ phiếu (EPS) DN đã phân bổ thể hiện khả năng tạo ra doanh thu, cụ thể được tính như sau:

EPS = Lợi nhuận sau thuế – Cổ tức ưu đãi / Số cổ phiếu phổ thông đang lưu hành

Chỉ số P/E được xem là chỉ số quan trọng sử dụng để định giá cổ phiếu.

*** Kiến thức nâng cao:

P/E được chia thành 2 loại được sử dụng rộng rãi: Forward P/E và Trailing P/E

1. Forward P/E (P/E dự phóng)

Cách tính này nhằm dự đoán thu nhập của 4 quý tiếp theo.

Forward P/E = Giá thị trường cổ phiếu / EPS kỳ vọng

Chỉ số này dùng để dự phóng chỉ số P/E với mức lợi nhuận kỳ vọng.

Nếu lợi nhuận trên cổ phiếu trong tương lai kỳ vọng tăng (EPS forward tăng), thì P/E forward sẽ thấp hơn P/E hiện tại.

Nghĩa là mức giá cổ phiếu hiện tại “hấp dẫn” hơn nếu so với mức lãi trên cổ phiếu kỳ vọng.

2. Trailing P/E (P/E tra cứu)

Trailing P/E = Giá cổ phiếu hiện tại (P) / Tổng thu nhập EPS trong 12 tháng qua

Một số NĐT sử dụng vì cho rằng nó đáng tin cậy hơn ước tính lợi nhuận mỗi cổ phiếu trong tương lai (EPS forward).

Tuy nhiên nó cũng có một số nhược điểm. Nếu có biến động lớn xảy ra khiến giá cổ phiếu tăng lên hoặc giảm xuống bất thường.

Thì lúc này P/E trailing không phản ánh thực sự những thay đổi đó.

Ý nghĩa của chỉ số P/E là gì?

y-nghia-chi-so-pe

Chỉ số P/E mang ý nghĩa thể hiện số tiền sẵn sàng bỏ ra để đổi lấy một đồng lợi nhuận từ cổ phiếu đó.

Hoặc có thể hiểu là bạn sẽ trả bao nhiêu cho cổ phiếu của DN dựa trên doanh thu của họ.

Chỉ số P/E được coi như thước đo để có thể phán đoán và đầu tư cổ phiếu.

VD: Công ty ABC có chỉ số P/E là 30. Nghĩa là khi chọn đầu tư cổ phiếu công ty ABC, nhà đầu tư sẽ chấp nhận chi trả 30 đồng để có 1 đồng lợi nhuận.

Cách xem chỉ số P/E

Hiện nay có khá nhiều trang web tính sẵn chỉ số P/E như Cafef, Vietstock, Fireant,… hoặc ở web của các công ty chứng khoán.

Ví dụ xem nhanh chỉ số P/E của CTCP Tập đoàn Hòa Phát (HPG) trên Fireant tháng 11.2022 là 3.95

chi-so-pe-hpg

Truy cập tại link để xem: https://fireant.vn/charts

Chỉ số P/E như thế nào là tốt?

Chỉ số P/E cao thông thường thể hiện sự kỳ vọng về việc tăng trưởng thu nhập cổ phiếu cao hơn trong tương lai.

Dưới đây là một số ví dụ và giải thích để bạn hiểu rõ hơn như thế nào là một chỉ số P/E tốt.

Đối với chỉ số P/E cao

Ví dụ cổ phiếu Amazon.

Công ty này chưa trả bất kỳ cổ tức cho cổ đông từ khi niêm yết và mức P/E hiện tại là 95,43

Trong khi sàn chứng khoán nơi công ty này niêm yết chỉ có mức P/E xấp xỉ 19.

Chỉ số P/E cao đôi khi biểu hiện DN kinh doanh kém hiệu quả từ đó khiến cho chỉ số EPS thấp (thậm chí = 0) nên chỉ số P/E mới cao.

Đối với chỉ số P/E thấp

Có nhiều lý do để DN có chỉ số P/E thấp ở thời điểm nào đó.

Có thể DN hoạt động hiệu quả hơn so với trước kia.

Cho nên lợi nhuận trên 1 cổ phần (EPS) tăng lên làm cho P/E thấp. Có thể xem cổ phiếu đang bị định giá thấp và là cơ hội để mua vào.

Hoặc P/E thấp có thể do DN thu được lợi nhuận bất thường (thanh lý tài sản, hay bán công ty con,…).

Những khoản lợi này không bền vững. Chúng cần đến từ hoạt động kinh doanh cốt lõi và phải lặp lại trong tương lai thì mới tốt.

Hoặc có thể do các cổ đông hiện hữu họ bán cổ phiếu chốt lời khiến giá cổ phiếu giảm. Dẫn tới P/E thấp.

Với các trường hợp trên, chỉ số P/E thấp sẽ duy trì một khoảng thời gian, nhưng cổ phiếu đó có thể không được xem là rẻ khi triển vọng doanh nghiệp không còn sáng.

Như đã đưa ra các phân tích ở trên

Khó để nói chỉ số P/E nằm ở mức nào là tốt và tốt như thế nào…

Chỉ số P/E cao hay thấp không có ý nghĩa nếu đứng một mình.

Cần được so sánh với chỉ số P/E toàn ngành cũng như với tốc độ tăng trưởng thu nhập dự kiến của công ty.

Ưu và nhược điểm chỉ số P/E là gì?

uu-nhuoc-chi-so-pe

Ưu điểm

+ Đơn giản

Chỉ cần vài bước đã có thể tính được chỉ số P/E. Do đó được rất nhiều NĐT mới tham gia thị trường sử dụng.

+ Hiệu quả

Chỉ số P/E vừa phản ánh kết quả hoạt động (EPS) và tâm lý thị trường (Price). Cho nên nó là chỉ số tốt để định giá doanh nghiệp.

Cổ phiếu có thể tăng giá trong tương lai khi EPS tăng (nếu P/E không đổi) hoặc mức kỳ vọng nhà đầu tư với cổ phiếu tăng (nếu P/E tăng).

+ Thước đo tâm lý

Thời điểm năm 2018 tâm lý đám đông hưng phấn trong khi EPS của doanh nghiệp chưa kịp tăng.

Chỉ số P/E toàn thị trường sau khi vượt 22 lần đã điều chỉnh xuống mức 17.5 lần.

Có thể xem chỉ số P/E của doanh nghiệp (thị trường) trong lịch sử khoảng 10 năm để xem doanh nghiệp (thị trường) đang đắt hay rẻ khi so sánh với chính nó.

Nhược điểm

+ P/E âm

Khi doanh nghiệp hoạt động thiếu hiệu quả và xảy ra lỗ (dẫn tới EPS âm) thì chỉ số P/E sẽ không sử dụng được.

+ Chất lượng của EPS

EPS tính dựa trên lợi nhuận doanh nghiệp nên sẽ thiếu sót nếu chưa đánh giá lợi nhuận DN có bền vững không?

Nhiều trường hợp DN sử dụng nghiệp vụ kế toán để điều chỉnh lợi nhuận tăng (giảm) phục vụ lợi ích của họ.

Những lưu ý về chỉ số P/E

Chỉ số P/E là chỉ số hiệu quả trong việc ra quyết định đầu tư, tuy nhiên cần lưu ý những sau.

Chỉ số không phù hợp với công ty chưa tạo ra lợi nhuận hoặc được kỳ vọng chưa tạo ra lợi nhuận hoặc lỗ. Sẽ dẫn tới EPS trailing hoặc EPS forward có thể âm, và với P/E âm không có ý nghĩa.

Ngoài ra lợi nhuận trên cổ phiếu có thể bị “bóp méo” như đã nói nhằm mục đích của DN.

Cần kết hợp chỉ số P/E với chỉ số tài chính khác để đưa ra quyết định đúng đắn.

Định giá theo phương pháp Absolute PE

pe-va-eps

Thông thường chỉ số P/E xác định giá trị doanh nghiệp theo các bước sau:

  • Bước 1: So sánh P/E DN với các đối thủ cạnh tranh.
  • Bước 2: Nếu P/E trung bình ngành cao hơn P/E hiện tại. Họ sẽ sử dụng P/E trung bình ngành làm hệ số nhân để kết hợp với EPS dự phóng.
  • Bước 3: Kết quả phép nhân giữa P/E (ngành) và EPS (dự phóng) là giá trị cổ phiếu đó.

Nhược điểm cách tính trên là rất dễ cuốn vào “sóng ảo”.

Vì nếu thị trường đang bị đẩy cao, chỉ số P/E các doanh nghiệp cùng ngành sẽ không chính xác.

Ngoài ra, việc so sánh với các doanh nghiệp khác dễ sai lệch vì cấu trúc vốn, mức độ rủi ro cũng như lợi thế cạnh tranh của các DN khác nhau.

Định giá theo Absolute PE được thực hiện dựa trên giá trị nội tại.

Mô hình sẽ xác định giá trị của 1 cổ phiếu dựa trên 5 yếu tố chính:

  • Tốc độ tăng trưởng
  • Mức tỷ suất cổ tức
  • Rủi ro hoạt động
  • Rủi ro tài chính
  • Ước lượng lợi nhuận

Với phương pháp này đã khắc phục được các nhược điểm của phương pháp thông thường phía trên.

Đọc thêm về cách sử dụng phương pháp tại đây.

Nhìn chung bạn đã hiểu được chỉ số P/E là gì và công thức tính cơ bản.

Đối với các nhà đầu tư mới thì việc tham khảo chỉ số P/E không phải đơn giản.

Do đó để đầu tư một cách an toàn bạn cần giành thêm nhiều thời gian để tham gia thị trường và học hỏi.

Nếu có câu hỏi nào bạn cứ để dưới phần bình luận để Money Studio giải đáp cho bạn nhé.

Đọc thêm bài viết:

Phiên giao dịch chứng khoán? Quy định thời gian giao dịch

Cách mở tài khoản chứng khoán? Và lưu ý khi mở tài khoản

So sánh phí giao dịch chứng khoán các công ty 2023

Thị trường chứng khoán là gì? Đặc điểm và phân loại

Cách mua cổ phiếu: Bước đi chập chững cho người mới đầu tư

Quỹ mở là gì? Giải thích chi tiết cho người mới đầu tư

Quỹ đầu tư là gì? Những điều cần biết trước khi bạn đầu tư

Phát hành cổ phiếu là gì? Điều kiện nào để phát hành cổ phiếu?

Hướng dẫn cách rút tiền từ tài khoản chứng khoán

Hướng dẫn mở tài khoản chứng khoán TCBS và VPS 2023

Trả cổ tức bằng cổ phiếu? Và cổ phiếu hay tiền mặt sẽ có lợi hơn?

Cách thực hiện quyền mua và chuyển nhượng quyền mua cổ phiếu?

Cổ phiếu thưởng là gì? Đặc điểm và ý nghĩa của cổ phiếu thưởng

Trả cổ tức bằng tiền mặt là gì? Hướng dẫn cho người mới

Ký quỹ là gì? Quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia ký quỹ

Chỉ số RSI là gì? Cách sử dụng RSI trong chứng khoán 2023

ROA là gì? Cách tính và chi tiết ứng dụng ROA trong đầu tư

ROE là gì? Cách tính và chi tiết ứng dụng ROE trong đầu tư

Cách nạp tiền vào tài khoản chứng khoán cho người mới

Đường MA trong chứng khoán là gì? Ý nghĩa & cách sử dụng

Chứng khoán phái sinh là gì? Kiến thức tổng quan người mới

Các loại lệnh chứng khoán chi tiết cho người mới 2023

Phân tích kỹ thuật chứng khoán: Hướng dẫn tổng quan 2023

Lạm phát là gì? Nguyên nhân, ảnh hưởng của lạm phát 2023

Cổ phiếu GAS: Phân tích – Nhận định – Xu hướng cổ phiếu

Cổ phiếu VNM: Phân tích – Nhận định – Xu hướng cổ phiếu

TOP 8 App đầu tư tài chính an toàn, uy tín, phổ biến hiện nay

Cổ phiếu VHM: Phân tích – Nhận định – Xu hướng cổ phiếu

5/5 - (1 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Có thể bạn thích

Nhiều ngành sản xuất chủ lực dần hồi phục
Khối ngoại liên tục bán ròng trong tuần VN-Index giảm mạnh.
Kỳ vọng sự hồi phục trong Kết quả kinh doanh của Vĩnh Hoàn từ quý 4/2023

Hôm nay đọc gì