Chu kỳ kinh doanh là khái niệm nói về các giai đoạn của một nền kinh tế.
Kinh tế của một quốc gia hay DN cũng sẽ không phát triển mãi mãi. Trong quá trình phát triển sẽ có những giai đoạn xuống dốc, để rồi từ đó mở ra một thời kỳ mới.
Mỗi giai đoạn trong chu kỳ đều gây ảnh hưởng tới cổ phiếu. Thấu hiểu về chu kỳ kinh doanh có thể giúp ra quyết định tốt hơn.
Chu kỳ kinh doanh là gì? Nó ảnh hưởng như thế nào đối với NĐT? Cùng Money Studio tìm hiểu bài viết này nhé!
Chu kỳ kinh doanh là gì?
Chu kỳ kinh doanh (business cycle) còn gọi là chu kỳ kinh tế.
Chu kỳ kinh doanh là sự biến động theo ba thời kỳ: suy thoái, hồi phục và hưng thịnh.
Vòng lặp chu kỳ này sẽ luân phiên nhau và diễn ra liên tục. Bạn tưởng tượng nó như đồ thị hình sin trong toán học (mô tả hình dưới).
Tuy nhiều người luôn nghĩ rằng chu kỳ kinh doanh dựa trên GDP, nhưng trên thực tế nó được đặt trong thước đo về sản xuất công nghiệp, việc làm, thu nhập và nhiều yếu tố khác.
Vậy có thể hiểu đơn giản chu kỳ kinh doanh là quá trình diễn ra hoạt động mở rộng phát triển, sau đó là tới giai đoạn suy thoái và cuối cùng là phục hồi.

Các giai đoạn của chu kỳ kinh doanh
Bạn có thể thấy chu kỳ kinh doanh là một chuỗi biến động mang tính chu kỳ hoạt động kinh tế. Một chu kỳ kinh doanh gồm ba giai đoạn cơ bản là:
Giai đoạn hưng thịnh
Giai đoạn này cho thấy sự gia tăng trong khía cạnh đầu tư đồng thời ở các hoạt động kinh tế. Vào giai đoạn này GDP tăng trưởng mạnh mẽ.
Giai đoạn suy thoái
Giai đoạn này diễn ra sự sụt giảm GDP. Các hoạt động kinh tế thu hẹp và giảm sút, nhiều doanh nghiệp cơ cấu lại ngành nghề kinh doanh, danh mục đầu tư, tạm ngưng hoạt động thậm chí đóng cửa DN.
Giai đoạn phục hồi
Đây là giai đoạn mà GDP tăng trở lại mức trước giai đoạn suy thoái. Khi GDP tiếp tục tăng nền kinh tế sẽ bắt đầu đi vào giai đoạn hưng thịnh của chu kỳ kinh doanh tiếp theo.
Thị trường chứng khoán và chu kỳ kinh doanh
Vào mỗi chu kỳ kinh tế thì mệnh giá cổ phiếu sẽ khác nhau.
Vào giai đoạn sau Thế chiến II, các đợt giảm cổ phiếu lớn thường xảy ra gần giai đoạn suy thoái của chu kỳ kinh doanh. Sau đó lại hồi phục khi bước vào giai đoạn phục hồi.
Cuộc đại suy thoái năm 2007 – 2009, cổ phiếu Mỹ giảm đến hơn 20%. Hiện tượng này không xảy ra suốt thời gian dài cho tới khi dịch Covid bùng nổ vào năm 2020.

Khoảng thời gian diễn ra các đợt giảm giá từ 10% tới 20%. Và nó cũng thường xoay quanh những đợt khủng hoảng kinh tế.
Bản chất thì suy thoái không phải bao giờ cũng dẫn đến sự sụt giảm cổ phiếu. Nhưng nó thường dẫn đến sự sụt giảm giá cổ phiếu lớn.
Tuy nhiên, phần lớn các thời kỳ khủng hoảng lớn đều tạo ra các đợt điều chỉnh. Đối với NĐT phải chú ý cả những đợt khủng hoảng nhẹ nữa.
Chu kỳ kinh doanh của doanh nghiệp
Sau khi bạn đã hiểu về chu kỳ kinh doanh, hãy xem xem nó được ứng dụng vào các DN như thế nào nhé.
Chu kỳ kinh doanh DN sẽ hơi khác so với một nền kinh tế quốc gia. Nó bao gồm 4 giai đoạn chính như sau:
- Hình thành
- Phát triển
- Đỉnh cao
- Suy thoái
Đây không phải chu kỳ cố định vì có những DN ngoại lệ có thể duy trì đỉnh cao trong một khoảng thời gian dài.
- Giai đoạn hình thành: Đây là giai đoạn của các ý tưởng kinh doanh được hình thành
- Giai đoạn phát triển: Doanh nghiệp bắt đầu quá trình cung cấp các sản phẩm và dịch vụ ra thị trường và giải quyết các vấn đề khó khăn liên quan tới tài chính, nhân sự, vận hành.
- Giai đoạn đỉnh cao: Đây là giai đoạn DN sẽ thu hoạch sau một thời gian dài đầu tư và cố gắng không ngừng nghỉ.
- Giai đoạn suy thoái: Sẽ diễn ra nếu DN không chuẩn bị các thay đổi cần thiết ở giai đoạn trước đó. Doanh thu và lợi nhuận giảm dần cho đến khi không còn lợi nhuận, thậm chí là phá sản.
Nguyên nhân tạo nên chu kỳ kinh doanh là gì?

Có nhiều nguyên nhân tạo ra chu kỳ kinh doanh.
Keynes đưa ra cách giải thích ngắn gọn: Các khoản chi tiêu cho đầu tư (khoản cố định lẫn hàng tồn kho) là yếu tố dễ thay đổi. Hiện tượng này được gọi là chu kỳ đầu tư.
Tại đỉnh cao của chu kỳ kinh doanh, mức đầu tư vào khả năng sản xuất đủ để thoả mãn nhu cầu. Điều này khiến cho phần đầu tư phái sinh (tức khoản đầu tư do sự thay đổi của thu nhập quốc dân gây ra) giảm.
Tại đây của chu kỳ, đầu tư có thể tăng lên nhờ yếu tố bên ngoài (ứng dụng công nghệ mới chẳng hạn) hoặc do ảnh hưởng của nhu cầu đầu tư thay thế.
Ý nghĩa của chu kỳ kinh doanh
Thông qua chu kỳ kinh tế, DN sẽ đưa ra được đánh giá về khả năng đón nhận của KH về sản phẩm, dịch vụ từ đó đưa ra những điều chỉnh phù hợp nhằm nâng cao chất lượng.
Ngoài ra, DN sẽ có được những bài học kinh nghiệm để cải tiết hoạt động kinh doanh nhằm tránh rơi vào giai đoạn suy thoái.
Doanh nghiệp sẽ có cách làm việc đúng quy trình, biết nên tập trung việc gì trước và việc gì sau.
Khái niệm liên quan tới chu kỳ kinh doanh

Chu kỳ sản xuất là gì?
Chu kỳ sản xuất là khoảng thời gian từ lúc mua nguyên vật liệu sản xuất đến khi tạo ra sản phẩm, sau đó nhập kho thành phẩm.
Chu kỳ sản xuất sẽ được tính cho mỗi chi tiết, bộ phận SP hay đối với một SP hoàn thiện. Thời gian sản xuất & thời gian nghỉ đều sẽ được tính vào chu kỳ sản xuất.
Chu kỳ sống của một doanh nghiệp là gì?
Theo Robert W.Price – nghiên cứu cấp cao của viện doanh nghiệp (Global Entrepreneurship Institute) cho rằng chu kỳ sống DN là quá trình xác định:
- Mục tiêu và mục đích của DN
- Chiến lược phát triển kinh doanh như thế nào
- Yếu tố giúp đạt được mục tiêu đó
- Cơ cấu tổ chức nào phù hợp nhất
- Cần bao nhiêu vốn? Vào những thời điểm nào
Chu kỳ kinh tế là gì?
Chu kỳ kinh tế (Economic Cycle) còn được gọi là chu kỳ kinh doanh (Business Cycle), là biến động GDP thực tế theo 3 giai đoạn là suy thoái, phục hồi và hưng thịnh (tăng trưởng).
—
Chu kỳ kinh doanh được xem là lĩnh vực được nhiều nhà đầu tư quan tâm đến.
Đối với mỗi DN thì chu kỳ kinh doanh này sẽ trải qua giai đoạn khác nhau và được xử lý theo cách khác nhau.
Hy vọng nội dung bài viết trên đã giúp bạn trả lời được chu kỳ kinh doanh là gì.
Để cập nhật thêm những thông tin khác về tài chính – chứng khoán, hãy ghé thăm website Money Studio thường xuyên bạn nhé!
Đọc thêm bài viết:
Phiên giao dịch chứng khoán? Quy định thời gian giao dịch
Cách mở tài khoản chứng khoán? Và lưu ý khi mở tài khoản
So sánh phí giao dịch chứng khoán các công ty 2023
Thị trường chứng khoán là gì? Đặc điểm và phân loại
Cách mua cổ phiếu: Bước đi chập chững cho người mới đầu tư
Quỹ mở là gì? Giải thích chi tiết cho người mới đầu tư
Giảm phát là gì? Nguyên nhân & ảnh hưởng của giảm phát
Quỹ mở là gì? Giải thích chi tiết cho người mới đầu tư
Quỹ đóng là gì? Giải thích chi tiết cho người mới đầu tư
Chia tách cổ phiếu là gì? Mục đích và hình thức chia tách CP
Chỉ số ROS là gì? Cách tính và ứng dụng đầu tư chứng khoán
Quỹ ETF là gì? Có phải là cơ hội đầu tư sinh lời an toàn?
NAV là gì? Ý nghĩa chỉ số NAV trong chứng khoán & công thức
ROA là gì? Cách tính và chi tiết ứng dụng ROA trong đầu tư
ROE là gì? Cách tính và chi tiết ứng dụng ROE trong đầu tư
Các loại lệnh chứng khoán chi tiết cho người mới 2023
Lạm phát là gì? Nguyên nhân, ảnh hưởng của lạm phát 2023
Chỉ số P/E là gì? Công thức tính và ý nghĩa chỉ số P/E 2023
Quản lý tài chính cá nhân là gì? Nguyên tắc và bí quyết 2022