Chứng khoán phái sinh là gì? Kiến thức tổng quan người mới

Thị trường chứng khoán phái sinh xuất hiện tại Việt Nam từ 2017 và có sức hấp dẫn bởi có thể giúp nhà đầu tư thu lãi gấp nhiều lần sau một khoảng thời gian ngắn.

Nhưng liệu có gì phía sau mà bạn chưa biết? Liệu tỷ lệ lợi nhuận có đi kèm với rủi ro?

Bài viết này, Money Studio sẽ chia sẻ với bạn tổng quan về hình thức đầu tư chứng khoán phái sinh.

Chứng khoán phái sinh là gì?

Chứng khoán phái sinh là công cụ tài chính dưới dạng hợp đồng, trong đó giá trị của nó phụ thuộc vào một hoặc nhiều tài sản cơ sở.

chung-khoan-phai-sinh-la-gi

Cụ thể đây là hợp đồng xác nhận quyền và nghĩa vụ các bên đối với việc thanh toán tiền, chuyển giao tài sản cơ sở vào thời điểm cụ thể trong tương lai với mức giá đã được thỏa thuận trước.

Tài sản cơ sở được quy định là chứng khoán, chỉ số chứng khoán hoặc các tài sản khác (thực phẩm, kim loại, nông sản,…)

Tại VN sản phẩm chứng khoán phái sinh cho phép nhà đầu tư đặt cược vào sự “tăng” hoặc “giảm” của tài sản cơ sở. Nếu sự thay đổi đó diễn ra đúng như dự đoán thì NĐT sẽ có lời.

Ví dụ về chứng khoán phái sinh

Bạn trồng lúa và giá gạo ở ngày lúc chưa thu hoạch là 15.000đ/kg, cao so mọi năm.

Với kinh nghiệm, bạn biết rằng giá gạo khả năng sẽ giảm khi vào lúc thu hoạch, đồng nghĩa sẽ phải bán giá thấp hơn và làm lợi nhuận suy giảm.

Để tránh bị giảm giá bạn sẽ làm 1 hợp đồng tương lai với người mua rằng tới thời điểm thu hoạch sẽ giao hàng với giá 15.000đ/kg, bất chấp giá gạo lúc đó ra sao.

Nếu bạn không trồng lúa, bạn vẫn có thể ký hợp đồng tương lai với người mua. Sau đó mua lại gạo trên thị trường ở thời điểm 30/4.

Bạn tham gia thị trường phái sinh vì tin rằng giá gạo sẽ giảm và muốn kiếm lời dựa trên chênh lệch chứ không để giảm rủi ro giảm giá.

Các loại chứng khoán phái sinh

cac-loai-hung-khoan-phai-sinh

Với cơ chế hoạt động như vậy, chứng khoán phái sinh được triển khai dưới 4 loại gồm:

  • Hợp đồng Kỳ hạn (HĐKH): thỏa thuận pháp lý giữa hai bên về việc giao dịch một loại tài sản tại thời điểm trong tương lai với mức giá xác định trước tại ngày giao dịch.
  • Hợp đồng Tương lai (HĐTL): là hợp đồng kỳ hạn đã được chuẩn hóa, niêm yết và giao dịch trên thị trường tập trung (Sở Giao dịch chứng khoán)
  • Hợp đồng Quyền chọn (HĐQC): thỏa thuận pháp lý, trong đó một bên có quyền yêu cầu và bên còn lại có nghĩa vụ mua/ bán một lượng tài sản cơ sở theo mức giá đã được xác định trong hợp đồng vào một khoảng thời gian hoặc tại một thời điểm nhất định.
  • Hợp đồng Hoán đổi (HDHĐ): thỏa thuận pháp lý, trong đó hai bên cam kết hoán đổi dòng tiền công cụ tài chính của một bên với bên còn lại trong khoảng thời gian nhất định.

Để giúp nhà đầu tư làm quen với công cụ mới. Hợp đồng tương lai là sản phẩm đầu tiên triển khai tại Việt Nam gồm: Hợp đồng tương lai trên chỉ số cổ phiếu (VN30 và HNX30) và Hợp đồng tương lai trên trái phiếu chính phủ.

Ngày đáo hạn chứng khoán phái sinh

Ngày đáo hạn chứng khoán phái sinh là ngày hiệu lực cuối cùng của hợp đồng phái sinh. Trước hoặc trong ngày này, NĐT phải quyết định sẽ làm gì với vị thế của mình.

Khác với chứng khoán cơ sở, hợp đồng tương lai đều có ngày đáo hạn cụ thể. Khách hàng có thể mua thêm/ bán đi các hợp đồng này cho đến ngày giao dịch cuối cùng.

Đến ngày đáo hạn, toàn bộ vị thế đang mở cửa hợp đồng đáo hạn sẽ được đóng vào cuối ngày. Toàn bộ lãi/ lỗ sẽ được thanh toán vào tài khoản NĐT vào hôm sau.

Ngày đáo hạn hợp đồng tương lai là thứ Năm lần 3 của tháng đáo hạn hợp đồng.

Khác biệt giữa giao dịch chứng khoán phái sinh (HĐTL) với cổ phiếu

khac-biet-hung-khoan-phai-sinh

HĐTL có bảng giá riêng, nhà đầu tư sẽ dựa vào kỳ vọng về sự tăng hay giảm chỉ số để đặt lệnh giao dịch.

Điểm khác biệt đầu tiên của HĐTL là “đáo hạn”, cho nên khi giao dịch hợp đồng cần chú ý để lựa chọn hợp đồng có tháng đáo hạn phù hợp.

Điểm khác biệt thứ hai là nếu muốn mua cổ phiếu cần có đủ tiền trước khi giao dịch. Ở HĐTL thì không nhất thiết phải có đủ số tiền để tham gia. Điều này dẫn đến với khái niệm mới “Ký quỹ”.

Ký quỹ trong chứng khoán phái sinh là khoản đặt cọc đảm bảo thực hiện nghĩa vụ của hai bên khi tham gia hợp đồng.

Tỷ lệ ký quỹ cho mỗi loại hợp đồng được quy định bởi Trung tâm lưu ký. Trong trường hợp không đủ tiền ký quỹ sẽ phải hoàn thành đầy đủ nghĩa vụ để tiếp tục hợp đồng.

Ở chứng khoán phái sinh khi giao dịch hợp đồng phải thực hiện thanh toán toàn bộ lãi, lỗ mỗi ngày.

Nếu tài khoản chứng khoán phái sinh lỗ ròng nhà đầu tư cần thanh toán số lỗ phát sinh chậm nhất đến 9h sáng ngày hôm sau.

Còn nếu lãi ròng thì sẽ nhận được số lãi phát sinh sau 11h sáng ngày hôm sau.

Đầu tư chứng khoán phái sinh có đảm bảo không?

Nhà đầu tư có thể hoàn toàn yên tâm khi đầu tư sản phẩm chứng khoán phái sinh như những sản phẩm tài chính khác.

Nhưng cần lưu ý rằng bất cứ sản phẩm nào cũng đều có rủi ro.

Nhà đầu tư có thể hạn chế bằng cách bổ sung kiến thức. Bên cạnh rủi ro cũng cần nhìn vào những ưu điểm của chứng khoán phái sinh để thấy được tiềm năng bao gồm:

  • Phòng rủi ro biến động giá: nếu dự đoán được mức giá của tài sản cơ sở sẽ tăng/ giảm trong tương lai, sẽ giảm thiểu rủi ro biến động giá thông qua giao dịch giá hiện tại nhờ hợp đồng tương lai.
  • Bán khống chứng khoán: có thể bán chứng khoán phái sinh khi không có tài sản cơ sở.
  • Thanh khoản cao: CKPS có tính thanh khoản cao do được niêm yết và giao dịch tập trung tại Sở giao dịch chứng khoán.
  • Đòn bẩy tài chính: chỉ cần ký quỹ một phần tài sản nhưng được giao dịch với giá trị gấp nhiều lần số tiền ký quỹ.

Chứng khoán phái sinh đầu tư như thế nào?

Để tham gia giao dịch hợp đồng tương lai có thể thực hiện các bước sau:

Bước 1: Mở tài khoản chứng khoán phái sinh tại công ty chứng khoán và một tài khoản ký quỹ tại một thành viên bù trừ (có thể liên hệ nhân viên hỗ trợ của các công ty chứng khoán).

Bước 2: Trước khi giao dịch thì nộp tiền ký quỹ theo quy định.

Bước 3: Tiến hành tham gia giao dịch hợp đồng tương lai theo hướng dẫn và bổ sung ký quỹ khi được yêu cầu.

Danh sách các công ty chứng khoán phái sinh

cong-ty-chung-khoan-phai-sinh

Hiện nay các công ty chứng khoán đủ điều kiện kinh doanh chứng khoán phái sinh bao gồm:

– Công ty cổ phần (CTCP) Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh (HSC)

– CTCP Chứng khoán Sài Gòn SSI (SSI)

– CTCP Chứng khoán VPS (VPS)

– CTCP Chứng khoán Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BSC)

– CTCP Chứng khoán VNDIRECT (VNDIRECT)

– CTCP Chứng khoán Bản Việt (VCSC)

– CTCP Chứng khoán KIS Việt Nam (KIS)

– Công ty trách nhiệm hữu hạn (TNHH) Chứng khoán Yuanta Việt Nam (YSVN)

– CTCP Chứng khoán MB (MBS)

– Công ty TNHH Chứng khoán ACB (ACBS)

– CTCP Chứng khoán Ngân hàng Công thương Việt Nam (Vietinbank Securities)

– Công ty TNHH Chứng khoán Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (VCBS)

– CTCP Chứng khoán Rồng Việt (VDSC)

– CTCP Chứng khoán Tân Việt (TVSI)

– CTCP Chứng khoán FPT (FPTS)

– CTCP Chứng khoán KB Việt Nam (KBSV)

– Công ty TNHH Chứng khoán Mirae Asset Việt Nam (MAS)

Để có thể thành công với hình thức đầu tư chứng khoán phái sinh, cần xác định được mục đích khi tham gia giao dịch đó là gì? Để phòng rủi ro hay đầu cơ?

Hầu hết các nhà đầu tư tiếp cận chứng khoán phái sinh để đầu cơ do đó nên tìm hiểu kỹ về phân tích kỹ thuật.

Money Studio đã cho bạn một cái nhìn tổng quan về chứng khoán phái sinh. Hy vọng bạn có được những quyết định đầu tư đúng đắn dựa trên kiến thức này.

Đọc thêm bài viết:

Phiên giao dịch chứng khoán? Quy định thời gian giao dịch

Cách mở tài khoản chứng khoán? Và lưu ý khi mở tài khoản

So sánh phí giao dịch chứng khoán các công ty 2023

Thị trường chứng khoán là gì? Đặc điểm và phân loại

Cách mua cổ phiếu: Bước đi chập chững cho người mới đầu tư

Quỹ mở là gì? Giải thích chi tiết cho người mới đầu tư

Quỹ đầu tư là gì? Những điều cần biết trước khi bạn đầu tư

Phát hành cổ phiếu là gì? Điều kiện nào để phát hành cổ phiếu?

Hướng dẫn cách rút tiền từ tài khoản chứng khoán

Hướng dẫn mở tài khoản chứng khoán TCBS và VPS 2023

Trả cổ tức bằng cổ phiếu? Và cổ phiếu hay tiền mặt sẽ có lợi hơn?

Cách thực hiện quyền mua và chuyển nhượng quyền mua cổ phiếu?

Cổ phiếu thưởng là gì? Đặc điểm và ý nghĩa của cổ phiếu thưởng

Trả cổ tức bằng tiền mặt là gì? Hướng dẫn cho người mới

Ký quỹ là gì? Quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia ký quỹ

Chỉ số RSI là gì? Cách sử dụng RSI trong chứng khoán 2023

ROA là gì? Cách tính và chi tiết ứng dụng ROA trong đầu tư

ROE là gì? Cách tính và chi tiết ứng dụng ROE trong đầu tư

Cách nạp tiền vào tài khoản chứng khoán cho người mới

Đường MA trong chứng khoán là gì? Ý nghĩa & cách sử dụng

Các chỉ báo chứng khoán cơ bản cho nhà đầu tư mới 2023

Top 10 sách đầu tư chứng khoán người mới hay nhất 2023

Phân tích kỹ thuật chứng khoán: Hướng dẫn tổng quan 2023

Cách chơi chứng khoán cho nhà đầu tư mới hiệu quả 2023

Công ty quản lý quỹ là gì? TOP công ty quản lý quỹ hàng đầu

Cổ phiếu TCB: Phân tích – Nhận định – Định giá cổ phiếu

Chứng khoán nợ là gì? Phân biệt với chứng khoán vốn 2023

Đầu tư tài chính là gì? TOP hình thức đầu tư hiệu quả 2023

Cổ phiếu VHM: Phân tích – Nhận định – Xu hướng cổ phiếu

5/5 - (1 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Có thể bạn thích

Nhiều ngành sản xuất chủ lực dần hồi phục
Khối ngoại liên tục bán ròng trong tuần VN-Index giảm mạnh.
Kỳ vọng sự hồi phục trong Kết quả kinh doanh của Vĩnh Hoàn từ quý 4/2023

Hôm nay đọc gì