Đầu tư tài chính đang là xu thế nhiều người quan tâm.
Không chỉ có khả năng sinh lời hiệu quả, hình thức này còn giúp trau dồi thêm kiến thức cũng như hiểu về cách hoạt động thị trường.
Nếu bạn đang có ý định đầu tư tài chính với số vốn nhàn rỗi? Hãy cùng Money Studio tìm hiểu các hình thức thông qua bài viết này nhé.
Đầu tư tài chính là gì?
Đầu tư tài chính là hình thức thông qua việc mua/ bán các loại chứng khoán (cổ phiếu, trái phiếu), thị trường ngoại hối, bất động sản, hoặc các công cụ tài chính khác…để thu lợi nhuận từ nguồn vốn nhàn rỗi.

Nhà đầu tư tìm đến các kênh đầu tư tài chính với nhiều mục đích khác nhau như: Nâng cao chất lượng cuộc sống, về hưu sớm, tích trữ của cải… nhưng đều sẽ có chung mục tiêu là gia tăng lợi nhuận.
Vì sao nên đầu tư tài chính cá nhân?
Việc đầu tư tài chính sẽ có những lợi ích sau đây:
- Đầu tư tài chính giúp chống mất giá đồng tiền do lạm phát. Với 15.000 đồng năm 2020 có thể mua một ly cà phê nhưng đến năm 2022 mất đến 25.000 đồng. Nếu đồng tiền bị mất giá mà bạn không làm tăng thêm giá trị thì tài sản sẽ bị hao hụt.
- Đầu tư tài chính sẽ tạo ra cơ hội sinh lời. Đầu tư tài chính vào nơi bạn thấy tự tin nhất sẽ đảm bảo an toàn và mang lại lợi nhuận với mức rủi ro thấp.
- Đầu tư tài chính sẽ tạo thu nhập thụ động. Có thể bắt đầu bằng cách trích một khoản tiền nhàn rỗi mỗi tháng. Từ khoản đầu tư nhỏ sẽ tạo lợi nhuận giúp tổng tiền đầu tư càng ngày càng tăng.
- Đầu tư tài chính giúp hiện thực hóa các mục tiêu như mua nhà, mua xe, cho con đi du học, kinh doanh.
Những điều cần hiểu trước khi đầu tư tài chính

Đầu tư tài chính có nhiều lợi ích tuy nhiên cũng cần lưu ý một số điều như sau:
1. Bắt đầu ngay hôm nay
Nếu bạn ý định đầu tư tài chính, hãy bắt đầu ngay từ hôm nay về kênh đầu tư bạn muốn.
Quan trọng là bắt đầu từ bước nhỏ nhất để làm bàn đạp cho bước tiếp theo. Trì hoãn sẽ khiến đánh mất cơ hội.
2. Đánh giá về tài chính bản thân
Trước khi tham gia vào đầu tư tài chính cần xác định được tài chính bản thân để chọn phương án phù hợp.
Cũng nên lưu ý chỉ dùng số tiền nhàn rỗi để đầu tư, không đi vay vì áp lực tâm lý sẽ khiến bạn đưa ra những quyết định không đúng đắn.
3. Đặt mục tiêu cho khoản đầu tư
Hãy đặt mục tiêu cho khoản đầu tư của mình.
Bạn đang muốn đầu tư để tìm nguồn vốn kinh doanh, hay dành cho con cái, nghỉ hưu,…?
Tùy vào mục tiêu sẽ định hướng được đầu tư vào lĩnh vực gì, thời gian bao lâu.
Chiến lược đầu tư ngắn hạn và dài hạn không giống nhau, mức sinh lời và rủi ro cũng khác nhau.
Việc đặt mục tiêu đầu tư sẽ giúp xác định mức độ rủi ro và thời gian đầu tư. Từ đó bạn sẽ đưa ra kế hoạch đầu tư phù hợp với tâm lý tốt hơn.
4. Lựa chọn hình thức đầu tư
Có nhiều hình thức khác nhau nhưng không phải cái nào cũng phù hợp với bạn.
Trước khi tiến hành đầu tư tài chính cần phân tích ưu nhược điểm từng hình thức để lựa chọn hình thức phù hợp nhất.
5. Rèn luyện tính kiên nhẫn
Để khoản đầu tư tài chính sinh lợi nhuận cần khoảng thời gian dài, vậy nên bạn cần tính kiên nhẫn. Ngoài ra điều này còn giúp luyện sự quan sát về biến động thị trường.
6. Thực hành đầu tư tài chính thật nhiều
Nếu chỉ quan sát thôi thì chưa đủ, bạn cần tham gia vào thị trường.
Hãy quan sát, đánh giá và phân tích các kênh đầu tư tài chính. Từ đó bạn sẽ đúc kết được những kiến thức giúp ích cho quá trình đầu tư sắp tới.
Việc theo dõi biến động thị trường còn giúp khám phá lĩnh vực phù hợp, nắm bắt nhóm đầu tư hiệu quả trên thị trường.
TOP 8 kênh đầu tư tài chính cá nhân hiệu quả
Đầu tư tài chính vào vàng

Đây là hình thức xuất hiện sớm nhất.
Hình thức này phù hợp với NĐT có vốn nhưng sợ rủi ro và chưa tìm thấy hình thức đầu tư phù hợp.
Nhiều người cho rằng phải có số tiền lớn mới đầu tư vàng được. Điều này không đúng!
Hoàn toàn có thể mua 1-2 chỉ vàng mỗi lần. Và cứ tích lũy dần dần rồi bạn sẽ có một lượng vàng đáng kể.
Ưu điểm đầu tư vàng là số vốn ít. Thời gian đầu tư thoải mái nhưng có thể đem lại hiệu quả.
Mua bán vàng cũng đơn giản & nhanh chóng.
Tuy nhiên giá vàng biến động rất thất thường. Để thu lợi nhuận ngắn hạn cần có sự tính toán và ra quyết định chính xác.
Đầu tư tài chính bằng gửi tiền tiết kiệm NH

Hình thức đầu tư tài chính này được lựa chọn bởi tính an toàn. Bạn sẽ hưởng lãi suất đều đặn mà không sợ thua lỗ.
Tuy nhiên, mức sinh lời chỉ từ 4 – 8%/ năm.
Bên cạnh đó với tốc độ lạm phát đồng tiền như hiện nay, thì số tiền lãi bạn nhận được sẽ ngày càng ít.
Bạn cũng sẽ không nhận được tiền lãi nếu rút trước hạn khi thực hiện gửi tiết kiệm có kỳ hạn.
Chưa kể xảy ra những vụ việc như:
- Khách hàng mất tiền tỷ trong sổ tiết kiệm
- Thậm chí cán bộ ngân hàng chiếm đoạt tài sản của khách hàng
Điều này khiến cho nhiều người lo ngại về độ an toàn hình thức này.
Đầu tư tài chính vào quyền sở hữu

Đầu tư quyền sở hữu gồm: chứng khoán, kinh doanh, bất động sản. Dạng đầu tư này mang lợi nhuận cao nhưng nhiều rủi ro.
- Đầu tư chứng khoán: là hình thức mua chứng khoán/cổ phiếu được niêm yết. Mua bán cổ phiếu khá dễ và không cần vốn lớn nên nhiều người có thể tham gia. Ưu điểm là tận dụng được nguồn vốn nhàn rỗi, sinh lời nhanh nếu đầu tư đúng thời điểm.
- Đầu tư bất động sản: cho thuê căn hộ, mua đi bán lại, phân lô bán nền đều là đầu tư bất động sản sinh lời. Hình thức này cần nguồn vốn lớn, ổn định và mối quan hệ rộng.
- Kinh doanh: là hình thức khó nhất bởi phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố thiên thời địa lợi nhân hòa.
Đầu tư tài chính vào quỹ đầu tư

Nếu bạn:
- Không có kiến thức chuyên về tài chính, kinh tế thị trường
- Không có thời gian theo dõi, bám sát thị trường
- Muốn một kênh đầu tư dài hạn an toàn và tiện lợi
Thì có một hình thức phù hợp với bạn là đầu tư vào Quỹ đầu tư.
Mặc dù đã xuất hiện khá lâu ở nước ngoài, nhưng hình thức này mới chỉ xuất hiện ở VN một vài năm.
Quỹ đầu tư được hình thành bởi vốn góp các nhà đầu tư, mục đích là đầu tư vào cổ phiếu, trái phiếu, hoặc các loại tài sản khác…
Những quỹ đầu tư này sẽ được quản lý bởi các chuyên gia nhiều năm kinh nghiệm. Đây có thể xem là hình thức đầu tư gián tiếp trên thị trường.
Đầu tư tài chính vào bảo hiểm liên kết đầu tư

Đây là kênh vừa mang tính bảo vệ, vừa giúp tăng tài sản của bạn.
Đối với hình thức này, số tiền bạn đóng bảo hiểm mỗi năm được chia làm 2 phần: Một khoản dành cho bảo hiểm, khoản còn lại dùng để đầu tư sinh lời.
Bạn được phép điều chỉnh phí bảo hiểm sao cho phù hợp với khả năng tài chính.
Đồng thời, hình thức này sẽ giúp bạn có quỹ khẩn cấp và quỹ hưởng thụ cuộc sống song song với việc đầu tư bảo hiểm.
Bạn cũng sẽ nhận được lợi nhuận cao và minh bạch về các loại phí. Dòng thu nhập thụ động này được miễn thuế.
Tuy nhiên có nhược điểm là phù hợp với những đối tượng đầu tư dài hạn (trên 15 năm). Đồng thời, giá trị bạn nhận được phụ thuộc vào thị trường.
Đối với bảo hiểm liên kết đầu tư có tiềm năng đạt tỷ suất sinh lời cao, bạn sẽ không được nhận lãi đảm bảo.
Nếu bạn muốn nhận lãi đảm bảo thì phải chấp nhận tỷ suất ở mức trung bình thấp. Vì thế việc lựa chọn hình thức nào hoàn toàn phụ thuộc vào khẩu vị rủi ro của bạn.
Đầu tư tài chính vào thị trường chứng khoán
Với đầu tư tài chính vào kênh chứng khoán, bạn sẽ dùng tiền để mua cổ phần đã được niêm yết trên sàn.
Bạn nên mua cổ phiếu của những doanh nghiệp bạn đã tìm hiểu kỹ. Điều này sẽ giúp bạn có những quyết định đúng đắn vào những thời điểm thị trường biến động.
Đầu tư tài chính vào thị trường ngoại hối

Thị trường ngoại hối (Forex) là kênh đầu tư tài chính có thể giúp tăng lợi nhuận nhanh chóng, tuy nhiên rủi ro cao hơn các kênh đầu tư tài chính khác.
Thị trường Forex hoạt động 24h từ thứ 2 đến thứ 6. Do đó có thể tham gia vào bất cứ thời gian nào thay vì trong giờ hành chính như chứng khoán.
Do tiềm ẩn nhiều rủi ro nên chỉ tham gia vào thị trường này khi đã nắm chắc kiến thức về tài chính.
Đầu tư tài chính với tiền ảo
Tiền ảo (coin) là dạng tiền kỹ thuật số không được kiểm soát, được phát hành bởi chính phủ.
Tiền ảo tạo ra và quản lý bởi các nhà phát triển và sử dụng giữa các thành viên trong một cộng đồng cụ thể.
Các loại tiền ảo phổ biến như Bitcoin, Ethereum, Ripple, Cardano,…
Đầu tư tài chính tiền ảo có thể làm bạn giàu lên nhanh hoặc là phá sản. Do đó bạn phải hết sức thận trọng với hình thức này
Kinh nghiệm khi đầu tư tài chính, tránh rủi ro
1. Cập nhật kiến thức, thông tin tài chính
Muốn trở thành NĐT thành công, bạn cần có kiến thức về tài chính cũng như cập nhật tin tức về kinh tế trong và ngoài nước.
Vì các yếu tố đó có ảnh hưởng đến tình hình các kênh đầu tư của bạn. Ngoài ra, các mối quan hệ cũng giúp đạt được thành công trong việc đầu tư.
Từ các yếu tố đó, bạn có thể lập kế hoạch đầu tư phù hợp.
2. Không bỏ trứng vào một giỏ
Đây là nguyên tắc vàng mà bất kỳ NĐT nào cũng cần biết.
Nếu bỏ hết tiền đầu một tài sản, sẽ phải chấp nhận rủi ro mất trắng nếu xảy ra biến động lớn.
Tuy nhiên, cũng không nên chia tiền để đầu tư nhiều tài sản khác nhau vì sẽ làm giảm lợi nhuận.
Vì thế, nên đa dạng hóa danh mục một cách thông minh để giảm rủi ro và tối đa lợi nhuận.
3. Đầu tư một số tiền nhỏ trước
Bạn nên thử để số tiền nhỏ vào các khoản đầu tư tài chính ở các kênh khác nhau.
Sau đó, quan sát một thời gian rồi quyết định có đưa kênh đó vào danh mục của bạn không.
Việc này giúp tìm được kênh đầu tư phù hợp cũng như không bị lỗ nhiều trong thời gian tìm hiểu.
4. Biết điểm dừng
Sự tham lam có thể giết chết khoản đầu tư sinh lời tốt.
“Đu đỉnh” và “bắt đáy” không còn xa lạ với người đầu tư.
Nhiều trường hợp mã cổ phiếu tăng một cách nhanh chóng nhưng bạn vẫn không bán vì nghĩ sẽ còn cao hơn nữa.
Nhưng chỉ trong phiên tiếp theo, mã của bạn giảm thê thảm. Do đó, bạn không lời mà còn bị lỗ nặng.
Kiểm soát tâm lý là một trong những điều quan trọng trong quá trình đầu tư.
—
Trên đây là một số gợi ý cho các kênh đầu tư tài chính cá nhân 2023.
Không dễ để dự đoán rằng hình thức đầu tư nào sẽ mang lại lợi nhuận cao nhất.
Để đầu tư tài chính cá nhân hiệu quả, bạn cần hiểu mục tiêu và biết được hình thức nào sẽ phù hợp với mình.
Đầu tư chứng khoán, bất động sản là lĩnh vực mang lợi nhuận cao nếu bạn có nguồn tiền lớn cùng hiểu biết tài chính.
Nếu bạn chỉ có nhu cầu kiếm thêm thu nhập, đồng thời thích sự an toàn, hãy chọn gửi tiết kiệm hoặc quỹ mở.
Đọc thêm bài viết:
Phiên giao dịch chứng khoán? Quy định thời gian giao dịch
Cách mở tài khoản chứng khoán? Và lưu ý khi mở tài khoản
So sánh phí giao dịch chứng khoán các công ty 2023
Thị trường chứng khoán là gì? Đặc điểm và phân loại
Cách mua cổ phiếu: Bước đi chập chững cho người mới đầu tư
Quỹ mở là gì? Giải thích chi tiết cho người mới đầu tư
Giảm phát là gì? Nguyên nhân & ảnh hưởng của giảm phát
Quỹ mở là gì? Giải thích chi tiết cho người mới đầu tư
Quỹ đóng là gì? Giải thích chi tiết cho người mới đầu tư
Chu kỳ kinh doanh là gì? Nắm bắt để tối ưu hóa khoản đầu tư
Chia tách cổ phiếu là gì? Mục đích và hình thức chia tách CP
Chỉ số ROS là gì? Cách tính và ứng dụng đầu tư chứng khoán
Quỹ ETF là gì? Có phải là cơ hội đầu tư sinh lời an toàn?
Ký quỹ là gì? Quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia ký quỹ
ROA là gì? Cách tính và chi tiết ứng dụng ROA trong đầu tư
ROE là gì? Cách tính và chi tiết ứng dụng ROE trong đầu tư
Cách nạp tiền vào tài khoản chứng khoán cho người mới
Các loại lệnh chứng khoán chi tiết cho người mới 2023
Lạm phát là gì? Nguyên nhân, ảnh hưởng của lạm phát 2023
Chỉ số P/E là gì? Công thức tính và ý nghĩa chỉ số P/E 2023
Công ty quản lý quỹ là gì? TOP công ty quản lý quỹ hàng đầu
TOP 8 App đầu tư tài chính an toàn, uy tín, phổ biến hiện nay
Cổ phiếu VHM: Phân tích – Nhận định – Xu hướng cổ phiếu
Quản lý tài chính cá nhân là gì? Nguyên tắc và bí quyết 2022