Đường MA trong chứng khoán là gì? Ý nghĩa & cách sử dụng

Đường MA là công cụ được sử dụng phổ biến trong phân tích kỹ thuật khi đầu tư chứng khoán. 

Nhưng để sử dụng một cách có hiệu quả bạn cần hiểu rõ về nó cũng như cách sử dụng.

Vậy đường MA trong chứng khoán là gì, ưu & nhược điểm và cách sử dụng chi tiết. Bạn đọc bài viết dưới đây của Money Studio nhé.

Đường MA trong chứng khoán là gì?

Đường MA trong chứng khoán (Moving Average) là đường trung bình động – thể hiện biến động, xu hướng giá cổ phiếu trong khoảng thời gian nhất định.

duong-ma-trong-chung-khoan-la-gi

Mục đích của đường MA là theo dõi giá đang theo xu hướng tăng hay giảm, hoặc không có xu hướng. Đây được xem là chỉ báo chậm và không hiệu quả để dự báo, chủ yếu là thể hiện diễn biến giá đã hình thành. 

Thông thường đường MA sẽ lấy một số cột mốc phổ biến 10, 20 ngày nếu là ngắn hạn, 50 nếu trung hạn và 100 – 200 đối với dài hạn. Đường MA không phải là chỉ báo chính xác tuyệt đối, luôn có độ trễ so với giá, đặc biệt là trong ngắn hạn.

Có thể xem đường MA trong chứng khoán là công cụ phân tích kỹ thuật giúp nhà đầu tư xác định tín hiệu mua – bán trên thị trường.

Ưu & nhược điểm đường MA trong chứng khoán

Ưu điểm

  • Đường trung bình động có thể sử dụng để xem các biến động giá ngẫu nhiên.
  • Có thể sử dụng như đường hỗ trợ hoặc kháng cự.
  • Đơn giản và dễ hiểu, có thể kết hợp với các đường trung bình động khác.

Nhược điểm

  • Do chỉ xét trên một thời gian nhất định nên đường MA cần được sử dụng tại nhiều khung thời gian khác cùng lúc để dự báo hiệu quả hơn.
  • Thường bỏ qua các ảnh hưởng hoặc tính chu kỳ của thị trường.

3 đường MA trong chứng khoán phổ biến

duong-ma-pho-bien

Có 3 đường MA phổ biến được sử dụng trong phân tích kỹ thuật chứng khoán.

Đường Simple Moving Average (SMA)

Đường trung bình cộng đơn giản: Có công thức bằng trung bình cộng các mức giá đóng cửa trong một khoảng thời gian cụ thể.

SMA = (P1 + P2 + … + Pn)/ n

Pn là mức giá trong thời gian xác định n.

Các đường SMA được sử dụng phổ biến hiện nay:

  • Đường MA dùng dài hạn: SMA(100), SMA(200).
  • Đường MA dùng trung hạn: SMA(50).
  • Đường MA dùng ngắn hạn: SMA(10), SMA(14), SMA(20).

Đường Exponential Moving Average (EMA)

Đường trung bình cộng lũy thừa: Có công thức hàm mũ, trong đó đặt chú tâm vào các biến động giá gần nhất.

EMA được xem là nhạy cảm với biến động trong ngắn hạn, giúp NĐT nhanh chóng phát hiện tín hiệu bất thường nhanh hơn so với SMA.

Xác định đường EMA qua công thức:

EMA = Pt * k + EMAy * (1 – k)

Trong đó:

  • Pt là giá đóng cửa hôm nay
  • k = 2 / (số ngày trong chu kỳ EMA +1)
  • EMAy là giá trị EMA ngày trước đó.

Đường Weighted Moving Average (WMA)

Đường trung bình tỷ trọng tuyến tính: đặt trọng tâm các bước giá có khối lượng giao dịch lớn, tập trung vào tham số có tần số xuất hiện cao nhất.

Công thức tính đường WMA là:

WMA = [P1* n + P2 * (n – 1) + … + Pn]/ [n * (n + 1)]/ 2

Pn là mức giá trong thời gian xác định n.

Cách sử dụng đường MA trong chứng khoán hiệu quả

su-dung-duong-ma-trong-chung-khoan

Đường MA được dùng trong quá trình phân tích kỹ thuật chứng khoán. Để hiểu bản chất đường MA trong chứng khoán là điều cần thiết, nhưng để sử dụng hiệu quả không phải chuyện dễ dàng.

Cần lưu ý đường MA chu kỳ càng nhỏ thì càng bám sát và nhạy cảm giá.

Kết hợp đường MA với giao dịch theo xu hướng

Thông thường xu hướng giảm xảy ra khi đỉnh sau thấp hơn đỉnh trước.

Còn đỉnh sau cao hơn đỉnh trước có phải xu hướng giảm đã kết thúc? Chưa chắc hoàn toàn, một vài trường hợp biểu đồ giá xuống thấp, sau đó lên lại trong thời gian ngắn rồi giảm sâu hơn.

Lúc này, đường MA trong chứng khoán sẽ giúp xác định xu hướng tiếp theo của thị trường:

  • Nếu EMA 200 đang dốc lên và mức giá nằm trên đường đó thì nghĩa là đang có xu hướng tăng dài hạn.
  • Nếu EMA 20 đang dốc lên và mức giá nằm trên đường đó thì nghĩa là đang có xu hướng tăng ngắn hạn.

Nếu gặp một trong hai trường hợp trên, NĐT biết nên mua hay bán để kiếm lời hiệu quả.

Kết hợp đường MA với đường giá

Kết hợp đường MA và đường giá giúp đưa ra dự đoán chính xác hơn về xu hướng:

  • Đường giá cắt lên trên đường MA nghĩa là tín hiệu xu hướng tăng. Nên mua khi đường giá cắt tăng hoặc điều chỉnh về đường trung bình.
  • Đường giá cắt xuống dưới đường MA nghĩa là tín hiệu xu hướng giảm. Nên bán khi giá cắt xuống hoặc giá điều chỉnh về đường trung bình.

Sử dụng đường MA xác định ngưỡng kháng cự/ hỗ trợ

Thông qua đường MA sẽ tìm ra được các điểm hỗ trợ và kháng cự.

Khi xu hướng thị trường tăng, đường MA sẽ trở thành ngưỡng hỗ trợ, ngược lại là kháng cự nếu xu hướng thị trường giảm.

Sự cắt nhau giữa các đường MA

Các đường MA được thiết lập theo những chu kỳ dài/ ngắn hạn. Nếu đường MA này cắt với đường MA khác, đây sẽ là tín hiệu cho sự thay đổi xu hướng.

  • Golden Cross: Đường MA ngắn cắt lên đường MA dài – tín hiệu xu hướng tăng. Có thể mua tại điểm cắt hoặc lúc đường giá chạm đường MA ngắn. 
  • Death Cross: Đường MA ngắn cắt xuống đường MA dài – tín hiệu xu hướng giảm. Nên bán cổ phiếu càng sớm càng tốt.

Sử dụng đường MA để lựa chọn thị trường

Lựa chọn thị trường có tác động lớn tới khả năng kiếm lời. Nếu tham gia vào thị trường xu hướng mạnh sẽ cơ hội để mua bán chốt lời tốt hơn so với thị trường yếu.

Có thể sử dụng đường MA trong chứng khoán để xem thị trường đang có xu hướng gì.

Hãy ghi nhớ đường MA càng dốc thì xu hướng càng mạnh và ngược lại.

Lưu ý sử dụng đường MA hiệu quả

Vì lợi ích của đường MA mà thường bị lạm dụng, NĐT quá tin tưởng vào kết quả mà nó đưa ra. 

Có một số lưu ý khi sử dụng đường MA trong phân tích kỹ thuật:

  • Chu kỳ thời gian ngắn dẫn đến kết quả thu được không đủ đại diện xu hướng, dẫn đến phản ánh xu hướng thường hay sai sót.
  • Chu kỳ quá dài, đặc biệt là khi đã qua nhiều đoạn giá tăng/ giảm, mức giá tăng giảm triệt tiêu lẫn nhau. Làm cho đường MA càng xa đường giá, dẫn đến xác định xu hướng khó khăn hơn.

Lựa chọn đường MA có tác động lớn đến kết quả phân tích:

  • Dài hạn nên chọn đường MA(100), MA(200).
  • Trung hạn nên chọn đường SMA(50).
  • Ngắn hạn nên chọn đường SMA(10), SMA(14), SMA(20).

Trên đây là kiến thức liên quan tới đường MA trong chứng khoán. Hy vọng Money Studio đã giúp bạn hiểu rõ hơn về công cụ này cũng như cách sử dụng hiệu quả.

Nếu có câu hỏi nào khác bạn có thể để lại dưới phần bình luận nhé.

Đọc thêm bài viết:

Cổ phiếu là gì? Những điều phải biết trước khi đầu tư 2023

Cách mở tài khoản chứng khoán? Và lưu ý khi mở tài khoản

So sánh phí giao dịch chứng khoán các công ty 2023

Thị trường chứng khoán là gì? Đặc điểm và phân loại

Cách mua cổ phiếu: Bước đi chập chững cho người mới đầu tư

Quỹ mở là gì? Giải thích chi tiết cho người mới đầu tư

Quỹ đầu tư là gì? Những điều cần biết trước khi bạn đầu tư

NAV là gì? Ý nghĩa chỉ số NAV trong chứng khoán & công thức

Chỉ số RSI là gì? Cách sử dụng RSI trong chứng khoán 2023

Cách nạp tiền vào tài khoản chứng khoán cho người mới

Các chỉ báo chứng khoán cơ bản cho nhà đầu tư mới 2023

Phân tích cơ bản chứng khoán chi tiết cho nhà đầu tư 2023

Top 10 sách đầu tư chứng khoán người mới hay nhất 2023

Phân tích kỹ thuật chứng khoán: Hướng dẫn tổng quan 2023

Cách chơi chứng khoán cho nhà đầu tư mới hiệu quả 2023

Công ty quản lý quỹ là gì? TOP công ty quản lý quỹ hàng đầu

Cổ phiếu TCB: Phân tích – Nhận định – Định giá cổ phiếu

Chứng khoán nợ là gì? Phân biệt với chứng khoán vốn 2023

Cổ phiếu GAS: Phân tích – Nhận định – Xu hướng cổ phiếu

Cổ phiếu VNM: Phân tích – Nhận định – Xu hướng cổ phiếu

5/5 - (1 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Có thể bạn thích

GDP quý 3 tăng trưởng 5,33%
Ngân hàng Nhà nước Rút 70.000 Tỷ Đồng Khỏi Hệ Thống Ngân Hàng Qua Tín Phiếu
Thị trường bất động sản sẽ phục hồi vào năm 2024 ?
Reuters: Singapore và Thái Lan muốn mua 20% cổ phần của Bách Hóa Xanh, định giá tối thiểu 1,5 tỷ USD.

Hôm nay đọc gì