Chắc bạn đã nghe quen từ lạm phát ở nhiều nơi.
Nhưng có lẽ rằng từ giảm phát bạn rất ít khi nghe hoặc mới nghe lần đầu rồi mới bắt gặp bài viết này.
Giảm phát được ít nhắc đến lý do bởi tình trạng này rất hiếm khi xảy ra. Và một phần nữa thì giảm phát không ai muốn nó xảy ra cả.
Giảm phát là gì? Nguyên nhân gây ra và nó có lợi hay có hại? Có cách nào để phòng tránh giảm phát không?
Bạn cùng Money Studio tìm hiểu tất cả câu hỏi trong bài viết này nhé.
MỤC LỤC
Giảm phát là gì?
Giảm phát tiếng Anh có nghĩa là Deflation.
Giảm phát là khái niệm thể hiện sự giảm giá của hàng hóa dịch vụ của một quốc gia.

Nếu bạn đã hiểu về lạm phát thì có thể xem giảm phát ngược lại. Hoặc bạn cũng có thể xem giảm phát là khi lạm phát có giá trị âm.
Cùng một lượng tiền bạn sẽ mua được hàng hóa dịch vụ nhiều hơn so với quá khứ.
Ví dụ bình thường bạn mua một bát phở bò giá 30.000. Khi giảm phát xảy ra thì bát phở bò đó chỉ còn giá 20.000.
Điều này có nghĩa rằng đồng tiền của quốc gia bị giảm phát có giá trị hơn. Ví dụ thay vì bạn phải trả 23.500 cho 1 USD thì giờ chỉ cần trả 20.000 cho 1 USD.
Một ví dụ khác trong thực tế về tình trạng giảm phát.
Đó chính là cuộc Đại suy thoái ở Hoa Kỳ. Tỷ lệ thất nghiệp lên tới 25%. Tăng trưởng GDP giảm xuống dưới 0%, có nghĩa là giá trị sản xuất Hoa Kỳ ngày càng giảm.
Nguyên nhân gây ra tình trạng giảm phát?

Chắc bạn đang thắc mắc về nguyên nhân gây ra tình trạng giảm phát.
Có nhiều nguyên nhân gây nên tình trạng này. Dưới đây là nguyên nhân phổ biến.
Suy giảm tổng cầu
Đây là nguyên nhân thường thấy nhất để xảy ra giảm phát.
Do tổng nhu cầu của quốc gia giảm dẫn đến cung lớn hơn cầu, dư thừa hàng hóa sẽ xảy ra.
Điều này khiến cho giá cả của hàng hóa giảm đi để kích thích nhu cầu. Tuy nhiên điều này khiến cho nền kinh tế đi đến hậu quả nặng hơn.
Bạn thử suy nghĩ xem nhé.
Nếu nhu cầu hàng hóa giảm, hàng tồn kho nhiều lên và các công ty bị giảm doanh thu đáng kể. Điều này dẫn đến phải thu hẹp sản xuất và cắt bỏ nhân công dẫn đến thất nghiệp tăng.
Điều này làm cho nền kinh tế dừng lại thậm chí đi xuống trong một thời gian. Tỷ lệ thất nghiệp tăng sẽ khiến xã hội không ổn định.
Ngoài ra nếu việc sản xuất hàng hóa quá đà tức là gia tăng cung hàng hóa không kiểm soát cũng dẫn đến tình trạng giảm phát.
Năng suất lao động tăng

Nguyên nhân khác dẫn đến tình trạng giảm phát là năng suất lao động tăng.
Đây là nguyên nhân có chiều hướng tích cực khi doanh nghiệp áp dụng công nghệ kỹ thuật để làm tăng năng suất, giảm chi phí sản xuất.
Vì các doanh nghiệp đều mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận cho nên việc giảm bán khiến giảm phát là khó xảy ra.
Nguồn cung tiền sụt giảm
Nếu trong trường hợp suy thoái kinh tế xảy ra thì Nhà nước thường giảm cung tiền.
Khi nguồn cung tiền giảm thì giá trị đồng tiền sẽ tăng lên. Điều này khiến giá trị đồng tiền tăng cao, giá cả hàng hóa sẽ bị giảm và tình trạng giảm phát sẽ xảy ra.
Giảm phát có lợi hay có hại?

Giảm phát xuất phát từ việc năng suất lao động tăng sẽ có tác động tích cực tới nền kinh tế.
Doanh nghiệp phát triển, người dân có việc làm, xã hội ổn định, nền kinh tế phát triển.
Bên cạnh đó thì ở khía cạnh khác thì giảm phát có tác động tiêu cực
Sự phát triển kinh tế
Nhu cầu mua sắm của người dân giảm dẫn đến hàng tồn kho bị ứ đọng từ đó doanh nghiệp bị ảnh hưởng xấu.
Giá các mặt hàng đồng loạt giảm tạo áp lực lên doanh thu của doanh nghiệp. Về lâu dài sẽ khiến lợi nhuận của doanh nghiệp không còn thậm chí còn thua lỗ.
Khiến họ thu hẹp sản xuất hoặc phá sản từ đó làm cho sự phát triển kinh tế chậm hoặc dừng lại.
Sự đầu tư
Giá trị của đồng tiền tăng giá dẫn đến xu hướng tâm lý của người dân mong muốn tích trữ nhiều thay vì chi xài.
Thay vì đi đầu tư thì họ sẽ tiết kiệm khiến những người có nhu cầu vay hoặc phát triển kinh doanh không có nguồn vốn. Tất cả bị đình trệ khó phát triển.
Cách để phòng chống giảm phát?

Giảm phát có tác động tiêu cực nhiều hơn tích cực cho nên cần phải phòng chống tình trạng này xảy ra.
Dự trữ tại ngân hàng
Mỗi ngân hàng sẽ được quy định dự trữ một lượng tiền nhất định. Lượng tiền dự trữ này có mục đích để cho vay.
Tuy nhiên nếu xảy ra tình trạng giảm phát thì lượng tiền này cần được lưu thông chứ không nên nằm yên một chỗ.
Cho nên cần có quy định về giới hạn dự trữ tùy thuộc vào tình hình để tránh giảm phát hoặc tránh những trường hợp xấu có thể xảy ra.
Nguồn cung tiền
Để tránh giảm phát thì cách hiệu quả nhất là tăng lượng cung tiền lưu thông trên thị trường.
Ngân hàng Nhà nước in tiền và phát hành ra sẽ giúp cho giá trị của đồng tiền giảm và hạn chế được tình trạng giảm phát.
Kiểm soát thuế
Khi giảm phát xảy ra thì việc giảm thuế thì sẽ bớt được áp lực lên các doanh nghiệp.
Doanh nghiệp sẽ có được thời gian để ổn định tình hình kinh doanh hỗ trợ kinh tế phát triển.
So sánh giảm phát và lạm phát
Dưới đây là so sánh cơ bản về 2 hình thức giảm phát và lạm phát:
Lạm phát | Giảm phát | |
Khái niệm | Sự gia tăng giá cả của hàng hóa dịch vụ | Sự giảm giá giá cả của hàng hóa dịch vụ |
Nguyên nhân | + Dư thừa tiền: Cung tiền trên mức phát triển kinh tế, làm giá trị của tiền giảm + Cầu kéo: Nhu cầu hàng hóa tăng lên làm doanh nghiệp tăng giá + Chi phí đẩy: Chi phí sản xuất tăng lên làm hàng hóa tăng giá | + Cung tiền giảm: Giảm giá hàng hóa để phù hợp với giá trị trường chấp nhận + Cầu giảm: Nhu cầu hàng hóa giảm làm doanh nghiệp giảm giá + Chi phí giảm: Chi phí sản xuất giảm do sự phát triển công nghệ |
Tác động | Ở mức vừa phải được xem là tốt cho nền kinh tế. Có lợi cho người sản xuất | Có hại cho nền kinh tế và có lợi cho người tiêu dùng |
—
Hy vọng qua bài viết này Money Studio đã giúp bạn hiểu rõ về giảm phát cũng như tác động của nó tới thị trường.
Bên cạnh tác động tích cực với nguyên nhân đến từ năng suất lao động tăng thì còn các tác động tiêu cực từ các nguyên nhân khác khiến nền kinh tế đình trệ, xã hội bất ổn định.
Điều may mắn là tình trạng giảm phát rất hiếm khi xảy ra, Nhà nước và Ngân hàng luôn có các biện pháp để tránh tình trạng này xảy ra.
Nếu có câu hỏi nào thắc mắc bạn đừng ngại để lại ở phần bình luận phía dưới bọn mình sẽ trả lời nhé.
Đọc thêm bài viết:
Phiên giao dịch chứng khoán? Quy định thời gian giao dịch
Cách mở tài khoản chứng khoán? Và lưu ý khi mở tài khoản
So sánh phí giao dịch chứng khoán các công ty 2023
Thị trường chứng khoán là gì? Đặc điểm và phân loại
Cách mua cổ phiếu: Bước đi chập chững cho người mới đầu tư
Quỹ mở là gì? Giải thích chi tiết cho người mới đầu tư
Quỹ đầu tư là gì? Những điều cần biết trước khi bạn đầu tư
Phát hành cổ phiếu là gì? Điều kiện nào để phát hành cổ phiếu?
Hướng dẫn cách rút tiền từ tài khoản chứng khoán
Hướng dẫn mở tài khoản chứng khoán TCBS và VPS 2023
Trả cổ tức bằng cổ phiếu? Và cổ phiếu hay tiền mặt sẽ có lợi hơn?
Cách thực hiện quyền mua và chuyển nhượng quyền mua cổ phiếu?
Cổ phiếu thưởng là gì? Đặc điểm và ý nghĩa của cổ phiếu thưởng
Trả cổ tức bằng tiền mặt là gì? Hướng dẫn cho người mới
Ký quỹ là gì? Quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia ký quỹ
ROE là gì? Cách tính và chi tiết ứng dụng ROE trong đầu tư
Chứng khoán phái sinh là gì? Kiến thức tổng quan người mới
Các loại lệnh chứng khoán chi tiết cho người mới 2023
Lạm phát là gì? Nguyên nhân, ảnh hưởng của lạm phát 2023
Chỉ số P/E là gì? Công thức tính và ý nghĩa chỉ số P/E 2023
Chứng khoán nợ là gì? Phân biệt với chứng khoán vốn 2023