Hóa chất Đức Giang: Cơ Hội Đầu Tư Trong 2023?

1. TỔNG QUAN

a. HOẠT ĐỘNG CHÍNH

DGC (Công ty Cổ phần Tập đoàn Hoá chất Đức Giang) tiền thân là Công ty Hoá chất Đức Giang, trực thuộc Tổng cục Hoá chất, được thành lập từ năm 1963. Sau 50 năm hình thành và phát triển, hiện DGC hoạt động trong những ngành hàng:

– Hoá chất

– Bột giặt & chất tẩy rửa

– Phân bón

– Bất động sản

– Phụ gia thức ăn chăn nuôi

– Dịch vụ kho bãi

Nhìn chung thì 3 ngành đầu tiên là 3 ngành chính của DGC.

b. BAN LÃNH ĐẠO

Ban lãnh đạo hầu hết đã gắn bó với DGC trong một thời gian dài.

– Chủ tịch: Đào Hữu Huyền

– Tổng GĐ: Đào Hữu Duy Anh

– Kế toán trưởng: Đào Thị Mai

Đức Giang là nơi Chủ tịch đã gắn bó trước khi ra thành lập công ty hoá chất riêng của mình thời nhà nước mở cửa. Năm 2004, DGC tiến hành cổ phần hoá thì gia đình ông Huyền trở lại với vai trò cổ đông lớn. Ông Huyền giữ vị trí Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc từ năm 2007 đến 2020 trước khi chuyển vị trí TGĐ sang cho ông Duy Anh – con trai ông Huyền.

3. CƠ CẤU CỔ ĐÔNG

Tỷ lệ trôi nổi cổ phiếu của DGC đã được tăng lên trong những năm gần đây, sau khi Vinachem thoái toàn bộ vốn vào 2022; và người nhà Chủ tịch bán bớt cổ phiếu.

Hiện tại, ông Đào Hữu Huyền và người nhà nắm giữ trên 36% cổ phần DGC; hiện tại Chủ tịch chưa có ý định mua thêm cổ phiếu do không muốn gia đình chi phối cổ phần.

B. HOẠT ĐỘNG KINH DOANH

1. MẢNG PHOTPHO VÀ CÁC SẢN PHẨM PHOTPHO

Đây là mảng mang lại doanh thu chính cho DGC trong 5 năm trở lại đây (chiếm hơn 90%).

a. ĐẦU VÀO

Tuỳ từng thời điểm mà chi phí đầu vào thay đổi, tuy nhiên riêng nguyên vật liệu luôn chiếm từ 6x-7x% trong 5 năm đổ lại đây. Trong đó Quặng Apatit và Điện chiếm phần lớn, các nguyên liệu khác như Đá Quắc zít, lưu huỳnh, than cốc chiếm khoảng 10-15%.

– QUẶNG APATIT

Hiện DGC đã tự chủ được ~80% nguyên liệu (nhu cầu mỗi năm khoảng 2 triệu tấn quặng apatit) này từ khai trường 25 và khai trường 19b.

+, Khai trường 25: Khởi công đầu 2021, trữ lượng 3.7 triệu tấn quặng, khai thác trong vòng 6 năm; ước tính 600k tấn/năm.

+, Khai trường 19b: Khởi công đầu 2023, thuộc về CTCP Hoá chất Lào Cai, được DGC ký kết hợp tác bao tiêu toàn bộ sản lượng – 5 triệu tấn, khai thác trong vòng 5 năm; ước tính 1 triệu tấn/năm.

Tại ĐNÁ, chỉ Việt Nam có trữ lượng Apatit lớn. Về hiện trạng Apatit ở Việt Nam, các Khai trường đều nằm ở Lào Cai – nơi tập trung Quặng Apatit ở Việt Nam với tổng trữ lượng lên đến 2 tỷ tấn, thời gian khai thác trên 20 năm. Hiện ở đây, tỷ lệ Quặng được phân bổ như sau:

+, Loại 1: 5.6%

+, Loại 2: 25.3%

+, Loại 3: 38.5%

+, Loại 4: 30.6%

Quặng loại 1 (quặng giàu) đang cạn kiệt dần. Nhà máy của DGC là nơi duy nhất có thể sử dụng cả quặng loại 1, loại 2, loại 3 ở cả dạng cục và dạng bột; làm nguyên liệu đầu vào để sản xuất phốt pho.

=> Lợi thế cạnh tranh rất lớn khi giá quặng loại 2, 3 rẻ hơn hẳn loại 1; quặng bột rẻ hơn quặng cục, và càng trở nên quan trọng trong bối cảnh sản lượng quặng trên trái đất ngày càng ít đi. Công nghệ này cũng cho phép DGC có thể sử dụng cả than cốc ở cả dạng cục và bột (rẻ tiền hơn) để sản xuất phốt pho vàng.

Giá quặng được kiểm soát bởi Vinachem nên ổn định và thấp hơn nguồn nhập khẩu; tuy nhiên những năm gần đây do nhu cầu chất bán dẫn tăng mạnh và nguồn quặng có giới hạn nên giá có xu hướng tăng lên.

– ĐIỆN

Chi phí lớn nhất trong quá trình sản xuất P4 là điện; lí do là vì đặc thù của ngành thường xuyên phải sử dụng các lò điện – tiêu thụ điện năng lớn. Để sản xuất 1 tấn P4 thì cần 14.000-18.000 KWh, mà năm 2022, Đức Giang sản xuất 54.145 tấn phốt pho vàng (75% chi phí sử dụng điện của DGC là dùng vào sản xuất P4).

Hiện DGC đang dùng điện của EVN, với tình trạng hiện tại, nếu giá điện tăng lên thì chi phí của doanh nghiệp cũng biến thiên cùng chiều. Trước đó, DGC từng xin cấp phép xây dựng nhà máy nhiệt điện ở Lào Cai để tự chủ nhưng không được phê duyệt đầu tư.

b. ĐẦU RA

– PHỐT PHO VÀNG (P4)

Việt Nam là Quốc gia sản xuất Photpho vàng lớn thứ 4 thế giới sau Trung Quốc, Mỹ và Kazakhstan; Còn công suất sản xuất của DGC đứng đầu toàn quốc (chiếm 46% tổng công suất cả nước).

+, Tính ứng dụng cao vào phân bón, chất tẩy rửa, v.v. Đặc biệt, trong lĩnh vực sản xuất chất bán dẫn, phốt pho được thêm vào để tăng khả năng dẫn điện của linh kiện điện tử. Do đó, sản lượng sản xuất chất bán dẫn (chip) sẽ tỷ lệ thuận với sản lượng sử dụng phốt pho; mà giai đoạn này đang muốn chuyển đổi từ 3G 4G sang 5G (cần nhiều chip hơn).

+, P4 chiếm hơn 40% doanh thu của DGC, biên gộp ~34%, tốc độ tăng trưởng CAGR 26%.

+, Khách hàng chủ yếu của DGC là các QG Châu Á; trong đó có Ấn Độ nhập khẩu để sản xuất thuốc diệt cỏ, còn Hàn và Nhật những năm gần đây ra tăng nhập khẩu để đáp ứng nhu cầu công nghệ. (Thị phần tại Hàn là 100%, tại Nhật là 40%). DN cũng xuất sang Mỹ và EU; với EVFTA thì mặt hàng này được hưởng thuế 0% – đủ sức cạnh tranh với Kazakhstan nhưng công suất hiện tại chưa đủ.

+, Công suất của DGC đã được duy trì từ 2018 đến hết 2022 là hơn 60,000 tấn/năm. Tháng 4/23 vừa qua, DGC đã mua lại đối thủ – CTCP Phốt pho 6 (27 triệu đô). Cty này sở hữu 1 lò P4 với công suất gần 10.000 tấn/năm. Mà hiện nay Lào Cai không phê duyệt các dự án P4 mới. => tạo điều kiện phát triển tương lai.

+, Giá P4: Hiện đã thoát vùng đáy tháng 5 và đang duy trì ở mức hơn 23400 CNY/tấn – vẫn rất thấp so với đỉnh 2022 vì cầu yếu.

– ACID PHOSPHORIC (AP)

Gồm 2 loại: AP trích ly (WPA 50%) và AP thực phẩm (H3PO4 85%) (tổng chiếm ~ 30% doanh thu).

AP trích ly:

+, Dùng để sản xuất phân bón, phân lân và phụ gia thức ăn chăn nuôi.

+, Sản xuất từ quặng apatit.

+, Công suất 320,000 tấn/năm. Mua lại CTCP Phốt pho 6 cũng nhắm mục đích sản xuất WPA 50% trong giai đoạn P4 có giá cả chưa tốt.

+, Chủ yếu XK sang Ấn Độ, Trung Quốc và Philipin.

+, Trong tương lai, sản phẩm này sẽ bị giảm xuống do nguồn cung lớn đến từ Morocco, Tunisia,… Và các tác động không tốt đến môi trường.

AP thực phẩm

+, Dùng trong luyện kim, xử lý kim loại, sản xuất linh kiện điện tử

+, Sản xuất từ P4

+, Công suất 30,000 tấn/năm.

+, Doanh thu mảng này 40% đến từ nội địa, 60% đến từ XK sang Hàn và Nhật. Đóng góp khoảng ~17% vào tổng doanh thu.

+, Mảng AP điện tử – loại AP được dùng trong sản xuất vi mạch điện tử, chát bán dẫn và màn hình LCD được đầu tư hơn gần đây. Năm 2022, DGC đưa vào hoạt động dây chuyển sản xuất với công suất 30 nghìn tấn/năm. Dự kiến sẽ đẩy mạnh xuất khẩu sang Đài Loan, Hàn Quốc để bù đắp lượng xuất khẩu P4 sụt giảm do cầu ngành.

– PHÂN BÓN

+, DGC sản xuất cả phân đạm (NPK hóa học, DAP, MAP) và phân lân (Supe lân kép và Supe lân đơn). Tuy nhiên, doanh thu mảng phân đạm lớn hơn.

+, DGC là doanh nghiệp duy nhất tại Việt Nam sản xuất được phân MAP (12% N, 61% P – Hàm lượng P4 cao), nhưng chi phí SX cao, không cạnh tranh được với hàng Trung Quốc. Ngoài ra, từ 2023, Bộ Công Thương quyết định không gia hạn áp dụng biện pháp tự vệ đối với sản phẩm phân bón DAP, MAP; thuế tự vệ về 0%. => Khó khăn với 2 loại phân này.

+, Kỳ vọng vào nhà máy NPK Đắc Nông công suất 200.000 tấn/năm, dự kiến khánh thành 30/06/2023 (chưa thấy báo đăng – khả năng chậm tiến độ). Với áp lực cạnh tranh gay gắt phân NPK thì DGC có thể chỉ hoạt động được khoảng 70% công suất.

Nhìn chung, mảng này khó với toàn ngành trong giai đoạn hiện tại. Tuy nhiên, trong giai đoạn khó khăn nhất, doanh nghiệp với tình hình tài chính lành mạnh như DGC đầu tư phát triển mảng này thì cá nhân mình đánh giá là điểm sáng.

2. BỘT GIẶT & MẢNG CHẤT TẨY RỬA

– Đây là mảng truyền thống nhưng không có lợi thế thương hiệu (Chỉ chiếm 2-4% doanh thu).

– Chịu cạnh tranh gay gắt từ các đối thủ nước ngoài như Unilever, J&J và P&G.

– Hiện mảng bột giặt đang dần thu hẹp, nhường chỗ cho mảng chất tẩy rửa và chất tạo bọt LAS.

3. MẢNG XÚT

Hiện doanh nghiệp đang triển khai dự án Tổ hợp Hoá chất Đức Giang Nghi Sơn. Do các vướng mắc GPMB nên chưa di chuyển xong.

a. ĐẦU VÀO

– MUỐI CÔNG NGHIỆP

+, Chiếm 28% chi phí đầu vào

+, Nhập khẩu từ Ấn Độ và Úc do tại Việt Nam, muối ăn thì thừa, muối công nghiệp thì thiếu (điều kiện thời tiết + sản xuất thủ công). Ngoài ra, nhập khẩu muối công nghiệp có hạn ngạch và thuế cao 22.5%.

– ĐÁ VÔI

+, Vị trí của dự án tại Thanh Hoá – nơi tập trung nhiều mỏ đá vôi với chất lượng cao.

b. ĐẦU RA

Xút dùng để làm nguyên liệu đầu vào cho các ngành công nghiệp như nhựa PVC, chất tẩy rửa, hoá dầu, nhựa, dệt nhuộm,…

– Nguồn cung Xút trong nước mới chỉ đáp ứng được 40% nhu cầu tiêu thụ.

– Công suất SX Xút trong dự án mới của DGC ~ 50,000 tấn/năm (~28% tổng công suất 5 nhà SX lớn nhất cộng lại; và sẽ là nhà SX lớn nhất VN). Cầu cả nước ~370 nghìn tấn/năm, các nhà máy hiện tại hầu như đã hoạt động hết công suất.

– Hiện xút được nhập khẩu chủ yếu từ Trung Quốc; và được bảo hộ với thuế NK từ 5-20% nên sau khi nhà máy hoàn thành thì DGC sẽ có lợi thế cạnh tranh lớn.

4. MỘT VÀI MẢNG TIỀM NĂNG

a. BẤT ĐỘNG SẢN

DGC có dự án ở đường Đức Giang, Long Biên, Hà Nội với diện tích 54.312m2. Dự án bao gồm 53 căn liền kề, và 3 toà chung cư (831 căn hộ từ 58 đến 125m2)

Tuy nhiên dự án này đã được cấp phê duyệt quy hoạch nhưng chưa được triển khai tiếp do vướng phải các quy định về chuyển đổi mục đích sử dụng đất.

b. PIN XE ĐIỆN

DGC thể hiện tham vọng lấn sân sang thị trường pin xe điện qua 2 hành động:

– Mua lại công ty Ắc Quy Tia Sáng (TSB – HNX) để sản xuất pin lithium cho xe điện. DGC có thế mạnh về phốt pho, có thể cung cấp nguyên liệu để TSB sản xuất pin lithium phosphate cũng như ắc quy chì.

– Nghiên cứu dự án bauxit nhôm tại Đắc Nông.

Dự án này quy mô khai thác khoảng 14.4 triệu tấn quặng bauxit/năm, xây dựng 3 nhà máy tuyển quặng với công suất 5.8 triệu tấn/năm (Hiện vùng này cũng được HPG để ý tới). Vì Alumin có thể thay thế lithium làm pin xe điện

Nhìn chung mảng này là tương lai lâu dài khi mà nguồn quặng Apatit dần cạn kiệt.

Nhìn qua thì có thể thấy bức tranh của DGC tương đối sáng và là cổ phiếu để đầu tư dài hạn!

 

Tác giả: Ngô Hương Thảo

5/5 - (3 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Có thể bạn thích

GDP quý 3 tăng trưởng 5,33%
Ngân hàng Nhà nước Rút 70.000 Tỷ Đồng Khỏi Hệ Thống Ngân Hàng Qua Tín Phiếu
Thị trường bất động sản sẽ phục hồi vào năm 2024 ?
Reuters: Singapore và Thái Lan muốn mua 20% cổ phần của Bách Hóa Xanh, định giá tối thiểu 1,5 tỷ USD.

Hôm nay đọc gì