Khối lượng giao dịch (Volume) trong chứng khoán từ A-Z

Các chỉ số tài chính là điều quan trọng cần chú ý để có thể chốt lãi trong đầu tư chứng khoán.

Ở thị trường chứng khoán trong các chỉ số thì khối lượng giao dịch chứng khoán (Volume) là yếu tố cần thiết để phân tích xu hướng của các loại chứng khoán.

Để hiểu rõ khái niệm, ý nghĩa cũng như cách dùng của khối lượng giao dịch Money Studio mời bạn đọc bài dưới đây.

Khối lượng giao dịch chứng khoán là gì?

khoi-luong-giao-dich-chung-khoan

Khối lượng giao dịch (Volume) chứng khoán là số lượng theo nhu cầu mua và bán của nhà đầu tư.

Volume là thuật ngữ được sử dụng chỉ khối lượng giao dịch của các sản phẩm chứng khoán ví dụ như: chỉ số, cổ phiếu, trái phiếu,…

Bạn có thể hiểu đơn giản khối lượng ở đây là tổng số cổ phiếu được mua và bán trong ngày hoặc trong một thời gian nhất định.

Khối lượng giao dịch chứng khoán bạn cần phân biệt với khối lượng cổ phiếu lưu hành.

Khối lượng cổ phiếu lưu hành tức là tổng số cổ phiếu được sàn chứng khoán niêm yết trên thị trường.

Một lượng cổ phiếu được mua và bán trên sàn chứng khoán qua lại nhiều lần nhưng Volume được tính trên mỗi khi giao dịch.

Ví dụ có 500 cổ phiếu được mua, sau đó được bán, rồi được mua và bán tổng cộng là 4 lượt như vậy khối lượng chứng khoán sẽ được tính là 500 x 4 = 2.000.

Volume trong chứng khoán có ý nghĩa gì?

volume-trong-chung-khoan-co-nghia-gi

Khi nhìn vào khối lượng giao dịch chứng khoán nhà đầu tư sẽ có thể thấy được nhiều thông tin hơn là tổng khối lượng.

Thông tin ở đây có thể là dự báo giá cổ phiếu, tình hình thị trường.

Một số ý nghĩa của khối lượng giao dịch (Volume) trong chứng khoán là:

1. Thể hiện nhu cầu giao dịch của nhà đầu tư

Qua khối lượng giao dịch bạn có thể có được thông tin về nhu cầu giao dịch của các nhà đầu tư trong một khoảng thời gian hay một phiên giao dịch.

Nếu một mã cổ phiếu có khối lượng giao dịch lớn điều này có nghĩa là thị trường nhà đầu tư đang quan tâm và kỳ vọng mức giá tăng của cổ phiếu trong tương lai.

Và điều ngược lại cũng tương tự. Tức là nếu khối lượng giao dịch bán tăng nhanh chóng mà không có khối lượng mua thì tức là cổ phiếu đang bị nhà đầu tư bán tháo.

2. Xác định được xu hướng của giá cổ phiếu

Khối lượng giao dịch (Volume) chứng khoán có thể các nhà đầu tư xác định được xu hướng giá.

Dựa theo quy luật cung cầu thì cung lớn hơn cầu thì giá sẽ giảm và ngược lại.

Nếu khối lượng giao dịch mua cổ phiếu tăng thì giá cổ phiếu sẽ tăng lên.

Chi tiết hơn nhà đầu tư có thể xem xét các trường hợp cụ thể để đưa ra phân tích chính xác hơn:

+ Giá tăng đi kèm với khối lượng tăng: Tích cực – Cho thấy nhà đầu tư kỳ vọng vào giá của cổ phiếu sẽ tăng và mua vào nhiều hơn.

+ Giá tăng đi kèm với khối lượng giảm: Điều này cho thấy lượng mua đang yếu, kỳ vọng vào giá tăng nhà đầu tư vào cổ phiếu giảm dần. Hoặc đang chờ tín hiệu tiếp theo của thị trường. Trường hợp này có thể xảy ra đảo chiều.

+ Giá giảm đi kèm với khối lượng tăng: Trường hợp này thể hiện việc chốt lời của nhiều nhà đầu tư.

+ Giá giảm đi kèm với khối lượng giảm: Thể hiện bên mua và bên bán ít có động thái mà chờ tín hiệu từ thị trường.

3. Định giá về một cổ phiếu

Khối lượng bán tăng lên: Khi cổ phiếu đang được thị trường định giá thấp vì họ lo rằng cổ phiếu sẽ bị mất giá.

Khối lượng mua tăng lên: Khi cổ phiếu được thị trường định giá cao vì họ đang kỳ vọng vào sự tăng giá khi họ có được thông tin tích cực nào đó từ doanh nghiệp.

Cách sử dụng khối lượng giao dịch chứng khoán

Nhà đầu tư nên quan tâm tới khối lượng giao dịch chứng khoán và diễn biến nến giá tại các phiên giao dịch.

Từ đó có thể đưa ra các dự đoán về xu hướng trong thời gian tới. Thông thường thì sẽ có các trường hợp sau.

1. Trường hợp giá nến tăng giảm biên độ lớn và khối lượng cao

+ Trường hợp này nếu nhà đầu tư xác định được khối lượng mua lớn trong phiên thì vẫn cần quan sát thêm một thời gian để xác nhận xu hướng sắp tới.

+ Ngược lại nếu nhà đầu tư xác định được khối lượng bán lớn hơn khối lượng mua thì cần xem xét đã đến ngưỡng hỗ trợ chưa để quyết định bán một phần và chờ điểm mua phù hợp hơn.

su-dung-khoi-luong-giao-dich-chung-khoan

2. Trường hợp giá nến tăng giảm biên độ lớn và khối lượng thấp

+ Nếu giá cổ phiếu tăng giảm biên độ lớn và khối lượng thấp thì nhà đầu tư chưa cần đưa ra quyết định vội vì chưa xác định được xu hướng.

+ Nếu giá cổ phiếu giảm và khối lượng thấp thì nhà đầu tư có thể để ý xem đã cắt qua đường hỗ trợ chưa để đưa ra phương án đúng đắn.

su-dung-khoi-luong-giao-dich-chung-khoan2

3. Trường hợp giá nến tăng giảm biên độ lớn nhưng kết phiên có mức gần bằng giá mở cửa với khối lượng lớn.

Bên bán và bên mua thể hiện sự giằng co lẫn nhau. Cho đến khi xu hướng rõ ràng hơn thì nhà đầu tư chưa cần đưa ra quyết định vội.

4. Trường hợp giá nến tăng giảm biên độ nhỏ với khối lượng nhỏ.

Nhà đầu tư có thể quan sát thêm. Thay vào đó có thể xem những cố phiếu tương tự trong ngành để xem xu hướng sắp tới.

Như vậy thông qua bài viết này bạn có thể hiểu về khối lượng giao dịch (Volume) trong chứng khoán là gì và ý nghĩa cũng như cách sử dụng nó.

Đây là một yếu tố có tác động lớn tới giá của cổ phiếu nên việc hiểu và nắm chắc là điều cần thiết.

Đối với các nhà đầu tư mới thì không phải điều dễ nhưng cứ từng bước một bạn sẽ nắm và ứng dụng được các kiến thức. Money Studio sẽ giúp bạn điều đó.

Đọc thêm bài viết:

Cổ phiếu là gì? Những điều phải biết trước khi đầu tư 2023

Phiên giao dịch chứng khoán? Quy định thời gian giao dịch

Cách mở tài khoản chứng khoán? Và lưu ý khi mở tài khoản

So sánh phí giao dịch chứng khoán các công ty 2023

Thị trường chứng khoán là gì? Đặc điểm và phân loại

Cách mua cổ phiếu: Bước đi chập chững cho người mới đầu tư

Quỹ mở là gì? Giải thích chi tiết cho người mới đầu tư

Quỹ đầu tư là gì? Những điều cần biết trước khi bạn đầu tư

Phát hành cổ phiếu là gì? Điều kiện nào để phát hành cổ phiếu?

Hướng dẫn cách rút tiền từ tài khoản chứng khoán

Hướng dẫn mở tài khoản chứng khoán TCBS và VPS 2023

NAV là gì? Ý nghĩa chỉ số NAV trong chứng khoán & công thức

ROA là gì? Cách tính và chi tiết ứng dụng ROA trong đầu tư

Cách nạp tiền vào tài khoản chứng khoán cho người mới

Đường MA trong chứng khoán là gì? Ý nghĩa & cách sử dụng

Chứng khoán phái sinh là gì? Kiến thức tổng quan người mới

Khớp lệnh là gì? Giải thích phương thức nguyên tắc khớp lệnh

Các loại lệnh chứng khoán chi tiết cho người mới 2023

Phân tích cơ bản chứng khoán chi tiết cho nhà đầu tư 2023

Top 10 sách đầu tư chứng khoán người mới hay nhất 2023

Phân tích kỹ thuật chứng khoán: Hướng dẫn tổng quan 2023

Chỉ số P/E là gì? Công thức tính và ý nghĩa chỉ số P/E 2023

Cách chơi chứng khoán cho nhà đầu tư mới hiệu quả 2023

Cổ phiếu TCB: Phân tích – Nhận định – Định giá cổ phiếu

Chứng khoán nợ là gì? Phân biệt với chứng khoán vốn 2023

5/5 - (1 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Có thể bạn thích

PV Power (POW) Báo Doanh Thu Tăng Trưởng Hơn 50%
REE Đặt Mục Tiêu Lợi Nhuận Bất Động Sản Tăng 58%
Chủ tịch Lê Phước Vũ (HSG) nhận định về khó khăn chung của ngành thép
Đảo Danh Mục Rổ VNDiamond và VN30: Sẽ Bán Mạnh Cổ Phiếu Nào ?

Hôm nay đọc gì