Trên thị trường chứng khoán có khá nhiều sản phẩm để đầu tư sinh lời, bên cạnh cơ hội thì cũng tiềm ẩn rủi ro.
Nhà đầu tư cần nắm rõ các thuật ngữ, chỉ số, cách tính để phân tích và xây dựng chiến lược đầu tư phù hợp.
Trong số đó thì NAV là một chỉ số quan trọng được sử dụng thường xuyên để đánh giá giá trị tài sản cổ phiếu.
NAV là gì? Công tính cũng như ý nghĩa của NAV trong chứng khoán là gì. Bài viết này Money Studio sẽ làm rõ giúp bạn.
NAV là gì?
NAV (tiếng Anh là Net Asset Value) còn được gọi là giá trị tài sản thuần. Chỉ số này sử dụng để đánh giá giá trị tài sản DN có tương xứng với định giá hiện tại hay không. NAV đại diện cho giá thị trường mỗi cổ phần của công ty.

NAV bao gồm 3 thành phần:
- Vốn điều lệ (phần góp vốn của các cổ đông),
- Vốn được tạo ra từ lợi nhuận của doanh nghiệp
- Vốn được tạo ra từ phát hành cổ phiếu.
Ví dụ đơn giản nếu một DN có tổng tài sản là 10 tỷ và có nợ phải trả là 1 tỷ đồng, thì NAV sẽ là 9 tỷ đồng.
Có thể xem một công ty có vốn khủng nhưng phần lớn là nguồn vốn vay thì cần xem xét thêm. Cần dựa vào chỉ số NAV đánh giá xem giá trị tài sản thực tế của công ty.
Chỉ số NAV trong đầu tư chứng khoán có ý nghĩa gì?
Chỉ số NAV rất quan trọng giúp người đầu tư chứng khoán phân tích được hiệu quả đầu tư của quỹ có tăng trưởng dương hay không. Chỉ số này có ý nghĩa đối với đầu tư chứng khoán như sau:
- Trường hợp giá cổ phiếu công ty phát hành thấp hơn giá trị của NAV, nghĩa là công ty đã có vốn tích lũy cho hoạt động kinh doanh. Nguồn vốn này là từ nguồn lợi nhuận của công ty. NĐT có thể hoàn toàn yên tâm mua cổ phiếu của công ty đó tại thời điểm hiện tại.
- Trường hợp chỉ số NAV không đổi nhưng DN tạo ra mức lợi nhuận cao. NĐT có thể yên tâm mua cổ phiếu vì có thể đem về mức tỷ suất lợi nhuận lớn trong thời gian ngắn.
- Trường hợp chỉ số NAV vẫn giữ nguyên mà DN đang làm ăn thua lỗ. NĐT nên cân nhắc kỹ quyết định đầu tư vào cổ phiếu đó. Cần đánh giá công ty ở nhiều mặt khác để đưa ra lựa chọn đúng.
Cách tính chỉ số NAV chuẩn

NAV là chỉ số tài chính quan trọng giúp phân tích và đánh giá giá trị tài sản thuần của DN. Nhà đầu tư có thể áp dụng công thức sau để tính toán:
NAV = (Tổng giá trị tài sản – Tổng nợ phải trả) / Số lượng cổ phiếu hiện lưu hành
Trong đó: Tổng giá trị tài sản = Tổng chứng khoán của quỹ tính theo thị giá + tiền mặt.
Khác biệt giữa chỉ số NAV với giá cổ phiếu
Chỉ số NAV và giá cổ phiếu có những đặc điểm tương đồng nhưng có ý nghĩa khác nhau:
- NAV là giá trị tài sản thuần của doanh nghiệp. Còn giá cổ phiếu là mức mà nhà đầu tư sẵn sàng bỏ ra để giao dịch. Giá cổ phiếu bị thao túng bởi cung cầu thị trường.
- Giá cổ phiếu tăng giảm bởi người bán/ mua, cung cầu, tác động thị trường. Do vậy giá cổ phiếu có thể cao/ thấp hơn giá trị NAV. Chênh lệch này thể hiện mức độ ổn định về giá trị DN.
- NAV được quyết định theo ngày, phụ thuộc vào tài sản ròng hiện tại. Còn mệnh giá cổ phiếu biến động theo thời điểm, do thị trường quyết định.
Cách tăng chỉ số NAV

Cách DN hoạt động và sử dụng nguồn vốn sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sự tăng/ giảm NAV. Công ty cần tìm cách tăng chỉ số NAV lên để thu hút NĐT và tăng giá cổ phiếu.
Để tăng giá trị chỉ số NAV có các cách sau:
- Cách 1: Mua lại CCQ từ thị trường, giống như các DN đã niêm yết cổ phiếu. Điều này sẽ kích thích giá trị tài sản thuần DN.
- Cách 2: Trả % cổ tức cao hơn nhằm thu hút NĐT.
- Cách 3: Hoán đổi một phần hoặc toàn bộ thành cổ phiếu mở.
Ưu điểm NAV trong chứng khoán
Đầu tiên, từ chỉ số NAV tính ra được giá trị ròng tài sản DN. Giá trị này bao gồm giá của cổ phần vốn chủ sở hữu và được tính dựa vào chi phí tích lũy cổ phiếu lẻ.
Tiếp theo, chỉ số NAV giúp định giá tài sản ròng hàng ngày. Hầu hết các công ty đầu tư quỹ hỗ trợ đều thực hiện xem xét, phân tích lại giá trị khoản đầu tư của họ vào cuối ngày.
Khi thị trường chứng khoán mở cửa lại vào ngày tiếp theo, mức giá sẽ bằng với mức giá đóng cửa ngày hôm trước. Từ đó NĐT có thể khấu trừ tổng chi phí để định giá tài sản ròng mỗi ngày.
Ảnh hưởng NAV tới lựa chọn quỹ đầu tư

Chỉ số NAV có vai trò quan trọng giúp đánh giá hiệu suất đầu tư của quỹ có hiệu quả hay không? Tác động NAV lên tâm lý nhà đầu tư khi lựa chọn quỹ thể hiện như sau:
- Giá CCQ ban đầu tại các quỹ thường định giá giống nhau là 10.000 đồng/ CCQ. Nhưng sau một thời gian hoạt động sẽ có thay đổi giá NAV/CCQ. Cho nên nếu so sánh giá CCQ ở 2 quỹ thì không hợp lý.
- Nếu chỉ số NAV/CCQ thấp => Định giá sẽ thấp cho nên NĐT sẽ mua được nhiều CCQ. Điều này nghĩa là quỹ mới hoạt động, hiệu suất thấp, chưa có nhiều lợi nhuận.
- Nếu chỉ số NAV/CCQ cao => NĐT mua được ít CCQ. Điều này nghĩa là quỹ đang hoạt động tốt và mang lại lợi nhuận cao, tốc độ tăng trưởng tốt. Có thể xem xét đầu tư lâu dài.
Chỉ số NAV/CCQ là giá của chứng chỉ quỹ. Chỉ số này đánh giá giá trị thực tế của một CCQ, giúp NĐT phân tích cơ hội đầu tư sinh lời.
NAV/CCQ = (Tổng giá trị tài sản của quỹ – Tổng nợ phải trả hiện tại) / Số lượng chứng chỉ quỹ lưu hành.
Nhà đầu tư tham gia lựa chọn quỹ cần lưu ý thêm các yếu tố khác để đánh giá như: Chiến lược đầu tư, phân bổ tài sản, phí giao dịch, đội ngũ chuyên gia,…
—
Bài viết này Money Studio đã giải thích những khái niệm cơ bản về NAV trong chứng khoán là gì, cách tính NAV chuẩn và ý nghĩa của chỉ số hữu ích này.
Ngoài chỉ số này vẫn còn nhiều chỉ số khác cần nắm khi tham gia thị trường chứng khoán. Bạn hãy theo dõi chúng mình để cập nhật thêm nhiều kiến thức nhé.
Nếu có phần nào thắc mắc bạn có thể để lại bình luận phía dưới nhé.
Đọc thêm bài viết:
Phiên giao dịch chứng khoán? Quy định thời gian giao dịch
Cách mở tài khoản chứng khoán? Và lưu ý khi mở tài khoản
So sánh phí giao dịch chứng khoán các công ty 2023
Thị trường chứng khoán là gì? Đặc điểm và phân loại
Cách mua cổ phiếu: Bước đi chập chững cho người mới đầu tư
Quỹ đầu tư là gì? Những điều cần biết trước khi bạn đầu tư
Quỹ mở là gì? Giải thích chi tiết cho người mới đầu tư
Giảm phát là gì? Nguyên nhân & ảnh hưởng của giảm phát
Quỹ đóng là gì? Giải thích chi tiết cho người mới đầu tư
Chu kỳ kinh doanh là gì? Nắm bắt để tối ưu hóa khoản đầu tư
Chia tách cổ phiếu là gì? Mục đích và hình thức chia tách CP
Chỉ số ROS là gì? Cách tính và ứng dụng đầu tư chứng khoán
Quỹ ETF là gì? Có phải là cơ hội đầu tư sinh lời an toàn?
Chỉ số RSI là gì? Cách sử dụng RSI trong chứng khoán 2023
ROA là gì? Cách tính và chi tiết ứng dụng ROA trong đầu tư
ROE là gì? Cách tính và chi tiết ứng dụng ROE trong đầu tư
Khớp lệnh là gì? Giải thích phương thức nguyên tắc khớp lệnh
Lạm phát là gì? Nguyên nhân, ảnh hưởng của lạm phát 2023