Phân tích kỹ thuật chứng khoán: Hướng dẫn tổng quan 2023

Phân tích kỹ thuật chứng khoán là một công cụ quan trọng để có thể đưa ra quyết định đúng đắn trên thị trường.

Để phân tích kỹ thuật nhà đầu tư cần có các thông tin cần thiết. Bài viết này Money Studio sẽ hướng dẫn tổng quan về phân tích kỹ thuật thị trường chứng khoán.

Phân tích kỹ thuật chứng khoán là gì?

Phân tích kỹ thuật chứng khoán (Technical Analysis) là trường phái dựa vào biểu đồ, diễn biến giá cả và khối lượng giao dịch nhằm phân tích biến động cung/ cầu đối với cổ phiếu. Từ đó giúp đưa ra quyết định thời điểm mua/ bán hay giữ cổ phiếu.

phan-tich-ky-thuat-chung-khoan

Phương pháp này có mặt vào những năm 1800 bởi Charles Dow với Lý thuyết Dow.

Một số nhà nghiên cứu gồm William P. Hamilton, Edson Gould, Robert Rhea và John Magee đã đóng góp các khái niệm vào Lý thuyết Dow, giúp hình thành nên cơ sở phân tích kỹ thuật chứng khoán.

Đặc điểm của phân tích kỹ thuật chứng khoán

Phân tích cơ bản chứng khoán được sử dụng để đánh giá cổ phiếu dựa trên kết quả kinh doanh DN.

Trong khi đó, phân tích kỹ thuật chứng khoán tập trung vào nghiên cứu giá cũng như khối lượng giao dịch.

Phân tích kỹ thuật chứng khoán gồm các công cụ để đánh giá tác động cung/ cầu sẽ ảnh hưởng tới giá của cổ phiếu đó như thế nào. Phân tích kỹ thuật thường sử dụng trong đầu tư ngắn hạn.

Ưu và nhược điểm phân tích kỹ thuật chứng khoán

uu-nhuoc-phan-tich-ky-thuat

Ưu điểm

Xác định tín hiệu để dự đoán xu hướng giá là yếu tố quan trọng giúp NĐT thành công.

Nếu phân tích cơ bản được sử dụng để ra quyết định thì phân tích kỹ thuật dùng để xác định điểm mua/ bán của cổ phiếu.

Nhược điểm

Trên thị trường có nhiều yếu tố tác động không thể lường trước cũng không phát hiện ra khi phân tích kỹ thuật chứng khoán.

Việc sử dụng phân tích kỹ thuật hoặc phân tích cơ bản không đảm bảo đem lại hiệu quả chắc chắn hoàn toàn.

Do vậy cần có chiến lược quản lý rủi ro để hạn chế tác động của thị trường.

Vai trò của phân tích kỹ thuật chứng khoán

Phân tích kỹ thuật chứng khoán đóng vai trò quan trọng, với 3 chức năng sau:

1. Công cụ báo động

Phân tích kỹ thuật cảnh báo sự phá vỡ hỗ trợ và kháng cự, đồng thời thiết lập nên ngưỡng an toàn mới.

Các NĐT nhận biết sự thay đổi về giá càng sớm thì có thể mua/ bán càng chính xác.

2. Công cụ xác nhận

Phân tích kỹ thuật có thể sử dụng kết hợp với các phương pháp khác nhau để xác định xu hướng giá.

Từ đó giúp nhà đầu tư đưa ra quyết định nhanh và chính xác nhất.

3. Công cụ dự đoán

Sử dụng kết luận của phân tích kỹ thuật để dự đoán về xu hướng giá trong tương lai. Nhờ vậy các nhà đầu tư sẽ giảm khả năng đoán sai do thiếu thông tin hoặc ảnh hưởng bởi hiệu ứng đám đông.

Các trường phái phân tích kỹ thuật chứng khoán

truong-phai-phan-tich-ky-thuat

Trường phái cổ điển và tân cổ điển

Cách sử dụng chính trường phái này là phân tích xu hướng với công cụ chủ đạo là: Chart pattern và Indicators.

Trường phái Harmonic

Trường phái này chỉ phân tích sự vận động giá mà không quan tâm đến khối lượng giao dịch.

Trường phái Volume Spread Analysis

Trường phái này cho rằng dòng tiền quyết định tất cả. Dòng tiền đổ vào đâu cái đó tăng giá và

ngược lại.

Trường phái phân tích kiểu Nhật

Trường phái này cũng cho rằng tâm lý con người điều khiển mọi quyết định. Có ba kiểu

chính là: Candlestick, Heiken Ashi và Ichimoku Kinko Hyo.

Các trường phái phân tích khác

Có nhiều trường phái phân tích kỹ thuật khác nhau:

  • Phương pháp phân tích nguyên lý sóng Elliott (Elliott Wave Theory).
  • Phương pháp ứng dụng mô hình đảo chiều (Reversal) và mô hình tiếp tục (Continues).
  • Phương pháp phân tích lý thuyết Dow (Dow Theory)
  • Phương pháp ứng dụng xường xu hướng (Trendline Charting).
  • Phương pháp ứng dụng dãy số Fibonacci (Fibonacci Series).
  • Phương pháp ứng dụng các hệ thống chỉ báo Phân tích kỹ thuật (Technical Indicator).
  • Phương pháp ứng dụng điểm Pivot (Pivot Point).
  • Phương pháp đầu tư CANSLIM của William O’Neil
  • Phương pháp phân tích của Wyckoff – Wyckoff Analysis

Các chỉ báo cơ bản trong phân tích kỹ thuật chứng khoán

Hỗ trợ và kháng cự

Hỗ trợ và kháng cự là các vùng giá mà tại đó xu hướng được nhà đầu tư kỳ vọng sẽ đảo chiều hoặc di chuyển chậm lại trước khi tiếp tục xu hướng.

Và hành vi này có khả năng rằng sẽ lặp lại.

+ Khi giá đi lên và giảm, vùng giá cao nhất trong xu hướng tăng là vùng kháng cự

+ Khi giá điều chỉnh giảm và bật tăng, vùng giá thấp nhất trong xu hướng tăng là vùng hỗ trợ.

Đường trung bình động đơn giản (SMA)

Ưu điểm: SMA dễ sử dụng, dễ tính toán. Đưa ra tín hiệu dài hạn có độ tin cậy cao.

Nhược điểm: SMA dựa trên các dữ liệu trong quá khứ vì vậy thời gian càng dài thì độ trễ càng lớn.

Các dải Bollinger Bands (BB)

Bollinger bands là công cụ kết hợp giữa MA (Moving Average) và độ lệch chuẩn.

+ Khi giá cổ phiếu bằng hoặc cao hơn dải trên, cổ phiếu có thể đang bị mua quá mức.

+ Khi giá cổ phiếu bằng hoặc thấp hơn dải dưới, cổ phiếu có thể đang bị bán quá mức.

Chỉ số sức mạnh tương đối (RSI)

Chỉ báo RSI là tỷ lệ tương quan giữa số ngày tăng giá so với số ngày giảm giá với dữ liệu dao động trong khoảng từ 0 đến 100.

+ MUA khi đường RSI cắt xuống dưới 30, tạo thành đáy và sau đó quay lên cắt qua 30.

+ BÁN khi đường RSI cắt lên trên 70, hình thành đỉnh và sau đó quay xuống cắt qua 70.

Đường phân kỳ hội tụ trung bình động (MACD)

MACD là chỉ báo động lượng được sử dụng trong phân tích kỹ thuật chứng khoán. Nó thể hiện sức mạnh của xu hướng.

+ Khi MACD cắt đường tín hiệu từ dưới lên, báo hiệu xu hướng tăng.

+ Khi MACD cắt đường tín hiệu từ trên xuống, báo hiệu xu hướng giảm.

Các giả định phân tích kỹ thuật chứng khoán

gia-dinh-phan-tich-ky-thuat-chung-khoan

Các nguyên tắc phân tích phần lớn được xây dựng trên nền tảng của Dow.

Trong đó, có 3 giả định thường được các nhà phân tích chuyên nghiệp tuân theo gồm:

Thị trường giảm giá mọi thứ

Các nhà phân tích tin các thông tin từ nguyên tắc cơ bản công ty đến các yếu tố, tâm lý thị trường đều phản ánh qua giá cổ phiếu.

Quan điểm này phù hợp với Giả thuyết Thị trường Hiệu quả. Việc còn lại của NĐT là cần phân tích biến động giá, qua đó xác định cung/ cầu của một cổ phiếu cụ thể.

Giá lên xuống theo xu hướng cụ thể

Các nhà phân tích kỳ vọng rằng giá sẽ thể hiện xu hướng ở bất kỳ khoảng thời gian nào.

Thay vì biến động thất thường, giá cổ phiếu nhiều khả năng sẽ tiếp tục theo xu hướng trong quá khứ. Hầu hết chiến lược giao dịch kỹ thuật dựa trên giả định này.

Lịch sử có xu hướng lặp lại

Các nhà phân tích kỹ thuật tin lịch sử có xu hướng tự lặp lại.

Bản chất lặp lại các chuyển động giá được cho là do tâm lý thị trường, rất dễ đoán cảm xúc như sợ hãi, phấn khích của nhà đầu tư.

Các nhà phân tích sử dụng các biểu đồ để phân tích các cảm xúc này và chuyển động thị trường tiếp theo.

Phân tích kỹ thuật hay phân tích cơ bản tốt hơn?

Trên thực tế nhà đầu tư cần hiểu không có phương pháp nào là đúng tuyệt đối.

Bản chất mỗi phương pháp đều có ưu/ nhược điểm và phù hợp với từng đối tượng có mục tiêu khác nhau.

Nếu muốn đầu tư ngắn hạn thì phân tích kỹ thuật sẽ phát huy ưu thế. Ngược lại, nếu tham gia thị trường lâu dài thì phải quan tâm đến phân tích cơ bản.

Quan trọng là phân tích cơ bản và kỹ thuật không xung đột.

Thông tin phân tích cơ bản hỗ trợ NĐT đầu tư ở đâu, mặt khác phân tích kỹ thuật hỗ trợ xác định thời điểm mua/ bán trên thị trường. Vì vậy có thể kết hợp đồng thời hai phương pháp nhằm gia tăng tỷ lệ lợi nhuận.

Phân tích kỹ thuật chứng khoán thường được sử dụng trong đầu tư ngắn hạn để xác định điểm mua/ bán của cổ phiếu.

Hy vọng bài viết Money Studio đã cung cấp cho bạn kiến thức tổng quan trên chặng đường đầu tư của bạn.

Đọc thêm bài viết:

Cổ phiếu là gì? Những điều phải biết trước khi đầu tư 2023

Cách mở tài khoản chứng khoán? Và lưu ý khi mở tài khoản

So sánh phí giao dịch chứng khoán các công ty 2023

Phiên giao dịch chứng khoán? Quy định thời gian giao dịch

Cách mua cổ phiếu: Bước đi chập chững cho người mới đầu tư

Quỹ mở là gì? Giải thích chi tiết cho người mới đầu tư

Quỹ đầu tư là gì? Những điều cần biết trước khi bạn đầu tư

Chỉ số ROS là gì? Cách tính và ứng dụng đầu tư chứng khoán

NAV là gì? Ý nghĩa chỉ số NAV trong chứng khoán & công thức

Chỉ số RSI là gì? Cách sử dụng RSI trong chứng khoán 2023

Cách nạp tiền vào tài khoản chứng khoán cho người mới

Đường MA trong chứng khoán là gì? Ý nghĩa & cách sử dụng

Chứng khoán phái sinh là gì? Kiến thức tổng quan người mới

Khớp lệnh là gì? Giải thích phương thức nguyên tắc khớp lệnh

Các loại lệnh chứng khoán chi tiết cho người mới 2023

Công ty quản lý quỹ là gì? TOP công ty quản lý quỹ hàng đầu

Cổ phiếu TCB: Phân tích – Nhận định – Định giá cổ phiếu

Chứng khoán nợ là gì? Phân biệt với chứng khoán vốn 2023

Cổ phiếu GAS: Phân tích – Nhận định – Xu hướng cổ phiếu

Đầu tư tài chính là gì? TOP hình thức đầu tư hiệu quả 2023

Cổ phiếu VNM: Phân tích – Nhận định – Xu hướng cổ phiếu

Cổ phiếu VHM: Phân tích – Nhận định – Xu hướng cổ phiếu

5/5 - (1 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Có thể bạn thích

GDP quý 3 tăng trưởng 5,33%
Ngân hàng Nhà nước Rút 70.000 Tỷ Đồng Khỏi Hệ Thống Ngân Hàng Qua Tín Phiếu
Thị trường bất động sản sẽ phục hồi vào năm 2024 ?
Reuters: Singapore và Thái Lan muốn mua 20% cổ phần của Bách Hóa Xanh, định giá tối thiểu 1,5 tỷ USD.

Hôm nay đọc gì