Khi nhà đầu tư bắt đầu thực hiện giao dịch trên thị trường chứng khoán, họ sẽ đặt câu hỏi “khi thực hiện giao dịch chứng khoán có mất phí nào không?” và so sánh phí giao dịch chứng khoán giữa các công ty với nhau.
Nếu nhìn sơ qua thì khoản phí này chỉ chiếm phần nhỏ cho nên không phải nhà đầu tư nào cũng để ý.
Trên thực tế, nếu chọn mức phí phù hợp thì với khoản giao dịch lên tới hàng tỷ, mỗi năm các nhà đầu tư sẽ tiết kiệm được một khoản kha khá thuế và phí trong khi thực hiện giao dịch.
Phí giao dịch chứng khoán là gì?

Phí giao dịch chứng khoán (hay còn gọi là phí môi giới chứng khoán) đây là khoản phí mà nhà đầu tư phải trả cho công ty chứng khoán, khi họ thực hiện các giao dịch mua & bán chứng khoán thành công trên sàn của công ty đó.
Khoản phí này được tính bằng % giá trị giao dịch mỗi ngày của khách hàng.
Theo thường lệ thì các giao dịch giá trị càng lớn thì phí giao dịch chứng khoán sẽ càng nhỏ. Hoặc các trường hợp như khách hàng quan trọng và thân thiết của công ty chứng khoán.
Ngoài ra thì trước khi giao dịch chứng khoán, các khoản phí khác mà nhà đầu tư phải chịu như khi mở tài khoản, khi sử dụng ứng dụng, phí giao dịch ngoài sàn, phí lưu ký chứng khoán, phí dịch vụ tin nhắn SMS,…
So sánh phí giao dịch chứng khoán các công ty VN
Phần lớn các công ty có mức chi phí giao dịch cố định trên mỗi lần giao dịch trực tuyến. Với các hình thức khác thì tùy thuộc vào lựa chọn khách hàng thì sẽ có mức phí khác nhau.
Công ty | Mức phí giao dịch |
SSI | Giao dịch trực tuyến: 0,25% Giao dịch qua các kênh khác: – Dưới 50 triệu đồng: 0,4% – Từ 50 triệu đến dưới 100 triệu đồng: 0,35% – Từ 100 triệu đến dưới 500 triệu đồng: 0,3% – Từ 500 triệu đồng trở lên: 0,25% |
VNDS | Giao dịch trực tuyến: 0,15% Giao dịch qua các kênh khác: – Giao dịch độc lập: 0,2% – Giao dịch có hỗ trợ: 0,3% – Giao dịch qua môi giới: 0,35% |
HSC | Giao dịch trực tuyến: 0,2% Riêng giao dịch từ 1 tỷ đồng trở lên là 0,15% Giao dịch qua các kênh khác: – Dưới 100 triệu đồng: 0,35% – Từ 100 đến dưới 300 triệu đồng: 0,3% – Từ 300 đến dưới 500 triệu đồng: 0,25% – Từ 500 đến dưới 1 tỷ đồng: 0,2% – Từ 1 tỷ đồng trở lên: 0,15% |
VPS | Giao dịch trực tuyến: 0,2% Giao dịch qua các kênh khác: – Dưới 100 triệu đồng: 0,3% – Từ 100 đến dưới 300 triệu đồng: 0,27% – Từ 300 đến dưới 500 triệu đồng: 0,25% – Từ 500 đến dưới 1 tỷ đồng: 0,22% – Từ 1 tỷ đến dưới 2 tỷ đồng: 0,2% – Từ 2 tỷ đồng trở lên: 0,15% |
MAS | Giao dịch trực tuyến: 0,15% Giao dịch qua các kênh khác: – Dưới 100 triệu đồng: 0,25% – Từ 100 triệu đồng trở lên: 0,2% |
FPTS | – Dưới 200 triệu đồng: 0,15% – Từ 200 triệu đến dưới 1 tỷ đồng: 0,14% – Từ 1 đến dưới 3 tỷ đồng: 0,13% – Từ 3 đến dưới 5 tỷ đồng: 0,12% – Từ 5 đến dưới 10 tỷ đồng: 0,11% – Từ 10 đến dưới 15 tỷ đồng: 0,1% – Từ 15 đến dưới 20 tỷ đồng: 0,09% – Từ 20 tỷ đồng trở lên: 0.08% |
BCS | Gói tư vấn đầu tư online: 0,18% Gói chuyên gia tư vấn: 0,2% |
TCBS | 0,1% trên tất cả các kênh giao dịch Với khách hàng đăng ký sử dụng Gói ưu đãi iWealth Pro hoặc Trial: 0,075% |
MBS | Giao dịch trực tuyến: 0,12% Giao dịch qua các kênh khác: – Dưới 100 triệu đồng: 0,3% – 0,35% – Từ 100 đến dưới 300 triệu đồng: 0,3% – 0,325% – Từ 300 đến dưới 500 triệu đồng: 0,25% – 0,3% – Từ 500 đến dưới 700 triệu đồng: 0,2% – 0,25% – Từ 700 triệu đến dưới 1 tỷ đồng: 0,15% – 0,2% – Từ 1 tỷ đồng trở lên: 0,15% |
KBSV | Giao dịch trực tuyến: 0.15% – 0.2% Giao dịch qua kênh khác: Dưới 300 triệu: 0.25% Trên 300 triệu: 0.20% |
Trên đây là những công ty chứng khoán lớn ở VN. Ngoài ra sẽ còn có những công ty chứng khoán nhỏ hơn.
Một số công ty chứng khoán khác sẽ dùng chiến lược miễn phí giao dịch để thu hút khách hàng như Công ty Chứng khoán Pinetree là ví dụ.
Gần đây cũng có một công ty khác cũng thực hiện hình thức miễn phí giao dịch trong 3 tháng đầu là Công ty Chứng khoán AIS.
Lưu ý về phí giao dịch chứng khoán

Theo thông tư hiện hành của Bộ Tài chính tháng 2/2019 quy định, mức thu phí của các công ty chứng khoán không được phép quá 0,5% giá trị một lần giao dịch và không quy định mức tối thiểu.
Thực tế, mức phí sẽ dao động khoảng 0,1% đến 0,35%. Các công ty chứng khoán có lịch sử lâu thì có xu hướng giảm mức phí xuống vì đã có một lượng khách hàng ổn định.
Khi giao dịch chứng khoán thì khoản phí trên mỗi giao dịch chiếm tỷ trọng khá lớn đối với các nhà đầu tư.
Ví dụ, một khách hàng đặt mua 1.000 cổ phiếu VNM của Công ty cổ phần Sữa VN qua công ty chứng khoán X với giá khớp lệnh 80.000 đồng mỗi đơn vị.
Vậy tổng giá trị mua của giao dịch trên là 80 triệu đồng. Với mức phí 0,3% của công ty X. Tổng cộng, người này cần chi thêm khoản phí 240.000 đồng để mua thành công 1.000 cổ phiếu VNM.
—
Phí giao dịch sẽ được tính trên cả giao dịch mua và bán chứng khoán của nhà đầu tư.
VD: Nhà đầu tư mua cổ phiếu VNM ở T+0 và sau đó 1,5 ngày cổ phiếu về tài khoản, ngày T+2,5 nhà đầu tư bán cố phiểu VNM thì nhà đầu tư chịu phí cả giao dịch mua và bán.
Phí giao dịch sẽ được tạm trừ khi nhà đầu tư đặt lệnh và thu trên lệnh đã khớp.
VD: Khi nhà đầu tư đặt lệnh mua hoặc bán cổ phiếu thì phí sẽ được tạm trừ trong tài khoản. Trong ngày đó khi lệnh được khớp thì nhà đầu tư sẽ được hoàn lại khoản phí đã tạm trừ.
Cách tính phí giao dịch chứng khoán cơ sở
Với nhà đầu tư không sử dụng Margin
Phí mua = Phí công ty công ty CK (tùy mỗi Cty) + 0.027% (phí trả cho sở GDCK)
Phí bán = Phí công ty công ty CK (tùy mỗi Cty) + 0.027% (phí trả cho sở GDCK) + 0.1% (thuế thu nhập cá nhân)
Với nhà đầu tư sử dụng Margin
Phí mua = Phí công ty công ty CK (tùy mỗi Cty) + 0.027% (phí trả cho sở GDCK)
Phí bán = Phí công ty công ty CK (tùy mỗi Cty) + 0.027% (phí trả cho sở GDCK) + 0.1% (thuế thu nhập cá nhân) + Lãi vay Margin
Lãi vay margin = Số ngày vay x Số tiền vay x Mức lãi tính theo ngày
Cho nhà đầu tư nào chưa biết Margin là gì thì có thể đọc tại đây.
—
Ngoài việc cân nhắc các khoản phí giao dịch nhà đầu tư cần quan tâm tới nhiều yếu tố khác như chất lượng nhân viên tư vấn, hệ thống giao dịch.
Miễn phí các khoản phí hay phí giao dịch thấp là một yếu tố đang quan tâm tuy nhiên các yếu tố khác kém thì nhà đầu tư nên cân nhắc kỹ càng vì nó có ảnh hưởng lớn tới giao dịch sau này.
Tuy nhiên nhiều nhà đầu tư họ lại quan trọng phí giao dịch hơn vì họ đã có kiến thức để tự đưa ra quyết định đầu tư của mình.
Nếu bạn là nhà đầu tư F0 thì cân nhắc cân bằng các yếu tố là một lựa chọn tốt.
Bạn còn có câu hỏi nào thì để dưới comment cho Money Studio nhé.
Đọc thêm:
Phiên giao dịch chứng khoán? Quy định thời gian giao dịch
Cổ phiếu là gì? Những điều phải biết trước khi đầu tư 2023
Cách mở tài khoản chứng khoán? Và lưu ý khi mở tài khoản
Thị trường chứng khoán là gì? Đặc điểm và phân loại
Cách mua cổ phiếu: Bước đi chập chững cho người mới đầu tư
Hướng dẫn cách rút tiền từ tài khoản chứng khoán 2023
Chia tách cổ phiếu là gì? Mục đích và hình thức chia tách CP
NAV là gì? Ý nghĩa chỉ số NAV trong chứng khoán & công thức
Cách nạp tiền vào tài khoản chứng khoán cho người mới
Đường MA trong chứng khoán là gì? Ý nghĩa & cách sử dụng
Chứng khoán phái sinh là gì? Kiến thức tổng quan người mới
Các loại lệnh chứng khoán chi tiết cho người mới 2023
Phân tích cơ bản chứng khoán chi tiết cho nhà đầu tư 2023
Top 10 sách đầu tư chứng khoán người mới hay nhất 2023
Chỉ số P/E là gì? Công thức tính và ý nghĩa chỉ số P/E 2023
Cách chơi chứng khoán cho nhà đầu tư mới hiệu quả 2023
Cổ phiếu TCB: Phân tích – Nhận định – Định giá cổ phiếu
Chứng khoán nợ là gì? Phân biệt với chứng khoán vốn 2023