ROA là gì? Cách tính và chi tiết ứng dụng ROA trong đầu tư

Chỉ số ROA là một trong chỉ số thể hiện mức độ hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Chỉ số này rất quan trọng trong quá trình chọn ra cổ phiếu tốt.

Những doanh nghiệp kinh doanh hiệu quả dài hạn luôn đem lại giá trị rất lớn cho các cổ đông.

Bài viết này Money Studio sẽ chia sẻ kiến thức về chỉ số ROA, công thức tính cũng như cách áp dụng chỉ số này trong đầu tư như thế nào. Bạn cùng theo dõi nhé.

Chỉ số ROA là gì?

ROA (Return On Assets) là chỉ số thể hiện lợi nhuận trên tổng tài sản của DN.

Hoặc một cách hiểu khác ROA là tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản được sử dụng để hoạt động của DN.

roa-la-gi

Chỉ số này vô cùng quan trọng trong BCTC. Nhiệm vụ của nó là đo lường khả năng sinh lời trên từng đồng vốn của DN.

Vì vậy, ROA luôn được xem là mối quan tâm của các nhà đầu tư cũng như nhà quản lý doanh nghiệp. Dựa vào ROA để đánh giá khả năng sinh lời trên tổng tài sản.

Thông qua đó để xác định chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp có đi đúng hướng không để điều chỉnh kịp thời cho phù hợp. 

Cách tính chỉ số ROA

Chỉ số ROA được tính bởi công thức sau:

ROA = (Lợi nhuận sau thuế / Tổng tài sản) * 100

Trong đó:

  • Lợi nhuận sau thuế (được lấy từ báo cáo kết quả HĐKD của doanh nghiệp) = Tổng thu – Tổng chi – Thuế thu nhập DN.
  • Tổng tài sản là tổng trị giá tài sản tại thời điểm báo cáo (lấy từ bảng cân đối kế toán) gồm: tiền và các khoản tương đương tiền, tài sản cố định, đầu tư tài chính, hàng tồn kho, các khoản phải thu, xây dựng cơ bản, BĐS đầu tư và tài sản khác.
  • Đơn vị tính chỉ số ROA là phần trăm (%).

Ý nghĩa chỉ số ROA

y-nghia-roa

ROA là chỉ số cho biết mức độ hiệu quả quản lý tài sản của DN. Với 1 đồng tài sản đầu tư thì tạo được ra bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế.

Chỉ số ROA cao và ổn định thời gian dài là dấu hiệu thể hiện DN sử dụng tài sản ngày càng hiệu quả với các nguồn lực sẵn có.

VD: DN X có tổng tài sản bình quân là 200 tỷ, lợi nhuận mỗi năm là 40 tỷ.

Vậy DN X có ROA = 40/200 * 100 = 20%

Điều này thể hiện với 1 đồng tài sản, mỗi năm DN X sẽ tạo ra 0,2 đồng lợi nhuận sau thuế.

Chỉ số ROA bao nhiêu là tốt?

Khi quyết định đầu tư vào cổ phiếu nào đó nhà đầu tư có thể sử dụng ROA để đánh giá DN.

Vậy chỉ số ROA như thế nào là tốt? 

Theo tiêu chuẩn quốc tế thì ROA của một DN có đủ khả năng tài chính phải lớn hơn 7.5%.

Nhưng không có con số ROA tuyệt đối bao nhiêu là tốt. Cần xem xét chỉ số này trong nhiều năm (3 năm trở lên) để đưa ra đánh giá khả quan.

Việc đánh giá chỉ số ROA có thể dựa vào các yếu tố sau:

Lĩnh vực hoạt động DN

Cơ cấu tài sản của ở các lĩnh vực thông thường sẽ khác nhau:

  • Trong lĩnh vực công nghiệp nặng như: thép, xi măng… sẽ cần nhiều tài sản cố định giá trị lớn. Do vậy ROA thường sẽ thấp.
  • Trong ngành dịch vụ, công nghệ thông tin… không nhiều tài sản cố định thì ROA thường sẽ cao.

Khi so sánh ROA nên đối chiếu trong cùng lĩnh vực để có nhận định, đánh giá đúng.

ROA trung bình ngành

Nên sử dụng ROA trung bình ngành để lựa chọn cổ phiếu tốt.

Nếu DN có ROA lớn hơn trung bình ngành thì khả năng họ đang sử dụng tài sản hiệu quả hơn so với các DN khác.

ROA của DN trong quá khứ

So sánh chỉ số ROA của DN trong quá khứ cũng quan trọng không kém.

Nhiều trường hợp ROA của DN cao hơn so với mức trung bình ngành nhưng lại có xu hướng giảm so với quá khứ. Đầu tư vào những DN như vậy dễ gặp rủi ro. 

Nếu ROA tăng trưởng đều qua các năm đồng thời cao hơn so với trung bình ngành thì đây là yếu tố tuyệt vời để chọn những cổ phiếu tốt.

Ưu và nhược điểm chỉ số ROA

uu-diem-roa

Khi sử dụng ROA để đánh giá tài chính của DN, bạn cần hiểu rõ ưu và nhược điểm của nó.

Ưu điểm:

  • Công thức tính đơn giản, thường được người mới áp dụng khi đánh giá cổ phiếu.
  • Sử dụng để đánh giá hiệu quả kinh doanh của DN và hoạt động vận hành có ổn không.

Nhược điểm:

  • ROA không phải chỉ số tuyệt đối, nó chỉ phản ánh một khía cạnh. Để đưa ra quyết định cần kết hợp với chỉ số khác để có đánh giá hiệu quả hơn.
  • ROA không sử dụng được nếu so sánh các DN khác ngành với nhau. VD với ngành tài chính NH hay bảo hiểm thì ROA trên 2% là có hiệu quả. Còn với ngành công nghiệp nặng thì phải trên 10% mới tốt.
  • Lợi nhuận DN thường xuyên biến động vì vậy ROA nếu được tính trong thời gian ngắn sẽ không hiệu quả. Nên đánh giá ROA trong thời gian dài.
  • Lợi nhuận là chỉ tiêu các DN có thể sử dụng các phương pháp để cắt giảm hoặc thổi phồng vì lợi ích riêng. Cho nên ROA có thể bị bóp méo.

Mối quan hệ giữa chỉ số ROA và ROE

Có thể xem chỉ số ROA và ROE là một cặp tuyệt vời bổ sung cho nhau.

ROE (Return On Equity) là lợi nhuận trên tổng số vốn chủ sở hữu hay lợi nhuận trên vốn của DN.

Chỉ số ROE = (Lợi nhuận sau thuế / Vốn chủ sở hữu) * 100

Trong đó:

+ Lợi nhuận sau thuế là lợi nhuận ròng sau khi đã trừ các chi phí liên quan.

+ Vốn chủ sở hữu là nguồn vốn của công ty tự bỏ ra (không gồm vốn vay).

Mối quan hệ giữa chỉ số ROA và ROE được thể hiện như sau:

  • Chỉ số ROE phản ánh hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu cùng mức độ rủi ro cơ cấu tài sản. Cho nên ROA không được đánh giá cao bằng chỉ số ROE. 
  • Mối quan hệ giữa ROA và ROE thể hiện qua hệ số vay nợ, nợ càng ít càng tốt. Tỷ lệ giữa nợ trên vốn chủ sở hữu bé hơn 1 là tốt nhất.
  • Theo quy chuẩn quốc tế, DN có chỉ số ROE lớn hơn 15% – thể hiện công ty đủ năng lực tài chính. Lúc này chỉ số ROA cần lớn hơn 7.5%.
  • Để đánh giá tình hình DN chính xác nhất nên xem xét ít nhất là 3 năm. Nếu duy trì ROE > 10% kéo dài ít nhất 3 năm là doanh nghiệp tốt.
  • ROA > 7.5% duy trì được 3 năm thì doanh nghiệp tốt. 

Bài viết này là những kiến thức tổng quan cho đến chi tiết về ROA là gì, công thức tính ROA cũng như cách sử dụng trong đầu tư.

Money Studio hy vọng kiến thức trong bài viết sẽ giúp ích cho bạn khi quyết định đầu tư cổ phiếu hiệu quả.

Ngoài ra bạn nên sử dụng kết hợp với những chỉ số khác để có cái nhìn chính xác hơn về sức khỏe tài chính của DN.

Đọc thêm bài viết:

Phiên giao dịch chứng khoán? Quy định thời gian giao dịch

Cách mở tài khoản chứng khoán? Và lưu ý khi mở tài khoản

So sánh phí giao dịch chứng khoán các công ty 2023

Thị trường chứng khoán là gì? Đặc điểm và phân loại

Cách mua cổ phiếu: Bước đi chập chững cho người mới đầu tư

Giảm phát là gì? Nguyên nhân & ảnh hưởng của giảm phát

Quỹ đầu tư là gì? Những điều cần biết trước khi bạn đầu tư

Quỹ mở là gì? Giải thích chi tiết cho người mới đầu tư

Quỹ đóng là gì? Giải thích chi tiết cho người mới đầu tư

Chu kỳ kinh doanh là gì? Nắm bắt để tối ưu hóa khoản đầu tư

Chia tách cổ phiếu là gì? Mục đích và hình thức chia tách CP

Chỉ số ROS là gì? Cách tính và ứng dụng đầu tư chứng khoán

Quỹ ETF là gì? Có phải là cơ hội đầu tư sinh lời an toàn?

Chỉ số ROS là gì? Cách tính và ứng dụng đầu tư chứng khoán

Chỉ số RSI là gì? Cách sử dụng RSI trong chứng khoán 2023

ROE là gì? Cách tính và chi tiết ứng dụng ROE trong đầu tư

Các chỉ báo chứng khoán cơ bản cho nhà đầu tư mới 2023

Lạm phát là gì? Nguyên nhân, ảnh hưởng của lạm phát 2023

Cổ phiếu GAS: Phân tích – Nhận định – Xu hướng cổ phiếu

Cổ phiếu VNM: Phân tích – Nhận định – Xu hướng cổ phiếu

Cổ phiếu VHM: Phân tích – Nhận định – Xu hướng cổ phiếu

5/5 - (1 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Có thể bạn thích

GDP quý 3 tăng trưởng 5,33%
Ngân hàng Nhà nước Rút 70.000 Tỷ Đồng Khỏi Hệ Thống Ngân Hàng Qua Tín Phiếu
Thị trường bất động sản sẽ phục hồi vào năm 2024 ?
Reuters: Singapore và Thái Lan muốn mua 20% cổ phần của Bách Hóa Xanh, định giá tối thiểu 1,5 tỷ USD.

Hôm nay đọc gì