Khi phân tích tình hình hoạt động kinh doanh của một doanh nghiệp, việc sử dụng các chỉ số như ROA, ROE,… là điều cần thiết.
Trong số đó chỉ số ROS cũng được xem là một yếu tố mà các nhà đầu tư cần đặc biệt quan tâm.
Trong bài viết dưới đây, Money Studio sẽ giúp bạn đọc hiểu được chỉ số ROS là gì, cách tính toán cũng như việc ứng dụng thực tế của nó.
Chỉ số ROS là gì?
Chỉ số ROS (tiếng anh là Return On Sales – tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu) là chỉ số biểu hiện tỷ suất sinh lời trên doanh thu thực tế của DN, chỉ số biểu thị một đồng doanh nghiệp nhận được sẽ mang về bao nhiêu đồng lợi nhuận.

Trong đó, doanh thu là doanh thu thuần từ các hoạt động bán hàng trừ đi toàn bộ chi phí.
Từ chỉ số ROS, có thể biết được DN đang thực hiện việc kiểm soát và quản lý chi tiêu đã hợp lý chưa? Chỉ số này càng cao, càng thể hiện doanh nghiệp càng có lãi và kinh doanh tốt.
ROS là gì trong chứng khoán?
Tại sao khi tham gia thị trường chứng khoán nhà đầu tư cần phải quan tâm đến chỉ số ROS?
Bởi vì thông qua chỉ số này sẽ đánh giá được chính xác quan hệ giữa lợi nhuận ròng cho các cổ đông của công ty.
Lợi tức trả cho các cổ đông của công ty được trích ra từ lợi nhuận sau thuế DN. Nhà đầu tư khi nắm cổ phiếu công ty luôn kỳ vọng nhận lại cổ tức cao.
Chỉ số ROS tăng chứng tỏ lợi nhuận công ty tăng tương ứng, đồng nghĩa với cổ đông sẽ nhận được nhiều tiền hơn.
Đồng thời cũng có thể đánh giá được DN sử dụng chi phí kinh doanh có hiệu quả hay không. Khi ROS tăng nhưng cổ tức không thay đổi có nghĩa công ty đã sử dụng lợi nhuận để tái đầu tư phát triển quy mô sản xuất.
Trong trường hợp cổ tức tăng quá nhiều thì chứng tỏ doanh nghiệp chưa tập trung vào việc phát triển kinh doanh.
Nếu chưa biết cách tính và xác định chỉ số ROS, kết quả đầu tư của bạn vào một DN có thể thấp hơn kỳ vọng.
Dù ROS là chỉ số phản ánh tình hình DN, nhưng nó lại quan hệ trực tiếp đến lợi nhuận đầu tư, cần phải tìm hiểu kỹ về nó để có cho bản thân chiến lược đầu tư tốt nhất.
Cách tính chỉ số ROS là gì?

Chỉ số ROS được tính bằng cách lấy lợi nhuận sau thuế đem chia cho doanh thu thuần và nhân với 100%.
ROS = (Lợi nhuận sau thuế / Doanh thu thuần) * 100%
Lợi nhuận sau thuế và doanh thu thuần sẽ có trong báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, trong đó:
- Doanh thu thuần = Doanh thu bán hàng và dịch vụ – Các khoản giảm trừ doanh thu.
- Lợi nhuận sau thuế = Lợi nhuận trước thuế – Các khoản chi phí thuế hiện hành và các khoản thuế đã hoãn lại.
- Lợi nhuận trước thuế = Lợi nhuận gộp bán hàng và dịch vụ + Lợi nhuận thuần từ việc kinh doanh.
Sau khi có được lợi nhuận sau thuế, DN sẽ phân bổ cho chủ sở hữu và cổ đông không kiểm soát. Từ đó suy ra được khoản lãi cụ thể trên từng cổ phiếu.
Trên thế giới hiện nay áp dụng công thức tính ROS = Tổng doanh thu – Tổng chi phí/ Tổng doanh thu
Tùy vào tình huống cụ thể mà bạn có thể sử dụng công thức phù hợp.
Ý nghĩa của chỉ số ROS là gì?
Chỉ số ROS không chỉ giúp phản ánh hiệu quả kinh doanh của DN, mà còn có những ý nghĩa quan trọng sau đây:
- ROS giá trị âm: Biểu hiện DN đang kinh doanh thua lỗ, đồng thời cũng thể hiện rằng các nhà quản lý DN đang chưa kiểm soát được chi phí kinh doanh công ty tốt.
- ROS giá trị dương: Biểu hiện rằng DN đang kinh doanh có lãi, và nếu chỉ số ROS càng lớn thì càng thể hiện DN đang kinh doanh rất tốt.
Phụ thuộc vào đặc điểm các ngành nghề cụ thể mà nhà đầu tư cần chú ý thêm chỉ số trung bình ngành.
Chỉ số ROS phản ánh khả năng sinh lời của DN cũng như hiệu quả sử dụng chi phí. Khi ROS tăng do doanh thu tăng và chi phí giảm sẽ dẫn đến lợi nhuận tăng.
Chỉ số ROS bao nhiêu là tốt?

Chỉ số ROS bao nhiêu là tốt? Sẽ khó có thể đưa ra một con số chính xác vì mỗi DN, mỗi lĩnh vực sẽ có kết quả kinh doanh khác nhau.
Để hoạt động kinh doanh hiệu quả, thì cần phải hiểu được thế nào là một chỉ số ROS tốt. Thông thường, ROS được chia làm sẽ có 3 cấp độ:
• Cấp 1: ROS < 0 (âm)
ROS âm nghĩa là DN đang hoạt động kinh doanh lỗ. Hầu hết nhà đầu tư gần như bỏ qua DN có chỉ số ROS âm. Tuy nhiên, cần đánh giá ROS của DN trong những năm trước đó vì sẽ có trường hợp một vài doanh nghiệp có chiến lược khiến cho ROS âm vào một số giai đoạn.
• Cấp 2: 0 < ROS < 10%
Những doanh nghiệp có chỉ số ROS nằm trong khoảng 0-10%, nhà đầu tư nên xếp vào danh sách những DN tiềm năng, tức là những công ty kinh doanh có lãi nhưng chưa đạt mức ổn định và cần đánh giá kỹ lưỡng trước khi xuống tiền.
• Cấp 3: ROS > 10%:
Khi có chỉ số ROS này thì được xem là một doanh nghiệp mạnh, đang trong đà phát triển và rất đáng để đưa vào danh sách quan tâm cao.
Tóm lại, chỉ số ROS được coi là tốt khi nó trong khoảng >10%. Tuy nhiên như đã đề cập phía trên thì mỗi ngành nghề đều khác nhau, từ đó cấu trúc kinh doanh sẽ khác nhau.
Cho nên cần đặt chỉ số ROS vào mức riêng ngành đó để có cái nhìn chính xác nhất về hoạt động của DN.
Doanh nghiệp cải thiện chỉ số ROS bằng cách nào?
Kiểm soát các yếu tố tác động đến chỉ số này và xây dựng chiến lược phù hợp để tăng chỉ số ROS là điều quan trọng.
Lúc này, DN cần lưu ý một số yếu tố để cải thiện chỉ số ROS:
- Doanh nghiệp có thể định giá sản phẩm cao hơn nhưng phải hợp lý. Trong tình huống này cần phải phân tích và đánh giá để đưa ra mức giá tốt nhất để vẫn đảm bảo hoạt động kinh doanh hiệu quả.
- Quản trị các danh mục chi phí hợp lý, đồng thời đàm phán với các bên cung cấp vật liệu để được mua với giá chiết khấu.
- Xây dựng quy trình bán hàng tối ưu và tìm cách tiếp cận các nguồn khách hàng tiềm năng.
Mối tương quan ROS với chỉ số khác

Trên thực tế, sẽ không chỉ sử dụng chỉ số ROS để phân tích mà còn kết hợp nhiều chỉ số khác, phổ biến là chỉ số ROA, ROE.
Rất dễ bị nhầm lẫn giữa ba chỉ số này vì chúng đều liên quan đến doanh thu DN. ROA và ROE sẽ tính dựa vào bảng cân đối kế toán (phần tài sản), trong khi đó ROS sẽ tính theo báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh.
Dưới đây sẽ đưa ra phân tích sâu hơn mối tương quan giữa ROA, ROE với chỉ số ROS:
ROS với ROA
ROA = Lợi nhuận sau thuế/ Tổng tài sản
ROA tỷ lệ thuận với chỉ số ROS, khi ROS tăng sẽ làm cho ROA tăng tương ứng.
ROS với ROE
ROE là chỉ số quan trọng để đánh giá DN có đang sử dụng vốn tốt không. Nó phản ánh sức khỏe của DN so với các DN cùng ngành.
Mối quan hệ giữa ROE và ROS là có tỷ lệ thuận:
- ROS tăng thì chỉ số ROE tăng tương ứng.
- ROS giảm thì chỉ số ROE giảm tương ứng.
—
Trên đây là những kiến thức liên quan về chỉ số ROS là gì và cách tính ROS.
Chỉ số này không chỉ nhà đầu tư mà các nhà quản trị DN cũng cần phải lưu ý từ đó mới gia tăng kết quả hoạt động kinh doanh của DN.
Bạn có thắc mắc nào hãy để lại ở phần bình luận Money Studio sẽ giúp bạn giải đáp nhé.
Đọc thêm bài viết:
Phiên giao dịch chứng khoán? Quy định thời gian giao dịch
Cách mở tài khoản chứng khoán? Và lưu ý khi mở tài khoản
So sánh phí giao dịch chứng khoán các công ty 2023
Thị trường chứng khoán là gì? Đặc điểm và phân loại
Cách mua cổ phiếu: Bước đi chập chững cho người mới đầu tư
Giảm phát là gì? Nguyên nhân & ảnh hưởng của giảm phát
Quỹ đầu tư là gì? Những điều cần biết trước khi bạn đầu tư
Quỹ mở là gì? Giải thích chi tiết cho người mới đầu tư
Quỹ đóng là gì? Giải thích chi tiết cho người mới đầu tư
Chu kỳ kinh doanh là gì? Nắm bắt để tối ưu hóa khoản đầu tư
Chia tách cổ phiếu là gì? Mục đích và hình thức chia tách CP
Chỉ số ROS là gì? Cách tính và ứng dụng đầu tư chứng khoán
Quỹ ETF là gì? Có phải là cơ hội đầu tư sinh lời an toàn?
Chỉ số RSI là gì? Cách sử dụng RSI trong chứng khoán 2023
ROA là gì? Cách tính và chi tiết ứng dụng ROA trong đầu tư
ROE là gì? Cách tính và chi tiết ứng dụng ROE trong đầu tư
Các chỉ báo chứng khoán cơ bản cho nhà đầu tư mới 2023
Các loại lệnh chứng khoán chi tiết cho người mới 2023
Lạm phát là gì? Nguyên nhân, ảnh hưởng của lạm phát 2023
Chỉ số P/E là gì? Công thức tính và ý nghĩa chỉ số P/E 2023