Việc những nhà đầu tư mới tìm hiểu thị trường chứng khoán cùng các khái niệm cơ bản về chứng khoán là điều đầu tiên khi tham gia.
Điều này ảnh hưởng tới việc chọn con đường đầu tư đúng đắn.
Bài viết này Money Studio sẽ giải thích khái niệm về thị trường chứng khoán một cách dễ hiểu.
Thị trường chứng khoán là gì?

Thị trường chứng khoán là nơi diễn ra các giao dịch mua bán chứng khoán. Thông qua các sàn giao dịch chứng khoán các nhà đầu tư có thể thực hiện trao đổi quyền sở hữu chứng khoán.
Bạn có thể hình dùng cho đơn giản là thay vì bạn đến trực tiếp một công ty nào đó mua chứng khoán thì thị trường chứng khoán là nơi bạn có thể lên đó và mua trực tuyến.
Hai sàn giao dịch chứng khoán lớn nhất VN hiện nay là:
+ Sở Giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh (HoSE)
+ Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX)
Các chủ thể tham gia thị trường chứng khoán
Thị trường chứng khoán người mua kẻ bán vậy còn chủ thể nào khác trên thị trường này hay không?
1. Nhà phát hành:
+ Chính phủ: Đây là loại chứng khoán được đảm bảo chi trả bởi Chính phủ nên độ an toàn cao.
+ Công ty huy động vốn: Công ty phát hành cổ phiếu hoặc trái phiếu nhằm huy động vốn từ bên ngoài để phục vụ sản xuất kinh doanh. Độ rủi ro cao bởi phụ thuộc bởi nhiều yếu tố.
2. Nhà đầu tư:
+ Nhà đầu tư cá nhân: Chiếm số đông. Họ có độ linh hoạt về số vốn cao và bao gồm rất nhiều tầng lớp tham gia.
+ Nhà đầu tư tổ chức: Họ là các ngân hàng, công ty tài chính, bảo hiểm,… tham gia. Họ thường có nhiều thông tin, tiềm lực tài chính, chiến lược đầu tư riêng.
3. Môi giới
+ Bao gồm các công ty chứng khoán, quỹ đầu tư chứng khoán.
4. Các tổ chức liên quan
+ Cơ quan quản lý thị trường chứng khoán cao nhất là Bộ Tài Chính. Tiếp theo là đến Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (SSC), các Sở Giao dịch chứng khoán (HOSE và HNX), kế đến là Trung tâm lưu ký chứng khoán (VSD)
Thị trường chứng khoán ra đời như thế nào?

Thị trường chứng khoán đầu tiên trên thế giới ra đời tại Bỉ từ cuối thế kỷ 13.
Những người môi giới sẽ đến đây để trao đổi các khoản nợ công ty, chính phủ, cá nhân.
Dần dần hình thức này chuyển qua trao đổi cổ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ quỹ.
Ở VN thì 28.11.1996: Ủy ban chứng khoán nhà nước được thành lập
Như bạn có thể thấy thì trên thế giới chứng khoán đã trải qua hàng trăm năm còn ở VN thì chưa đầy 30 năm. Như vậy thị trường chứng khoán VN còn tiềm năng phát triển rất lớn sau này.
Đặc điểm của thị trường chứng khoán

1. Tính thanh khoản: là khả năng chuyển đổi từ tiền mặt qua chứng khoán và ngược lại.
2. Rủi ro: Chứng khoán là loại tài sản chịu tác động trực tiếp từ biến động của thị trường.
3. Sinh lời: Nguồn sinh lời này đến từ việc chia cổ tức hoặc là chênh lệch giá mua bán chứng khoán.
Nguyên tắc hoạt động của thị trường chứng khoán
Theo quy định của Pháp luật VN tại Điều 5 luật chứng khoán 2019, thị trường chứng khoán được quy định.
“Điều 5. Nguyên tắc hoạt động về chứng khoán và thị trường chứng khoán
- Tôn trọng quyền sở hữu, quyền khác đối với tài sản trong hoạt động về chứng khoán và thị trường chứng khoán; quyền tự do giao dịch, đầu tư, kinh doanh và cung cấp dịch vụ về chứng khoán của tổ chức, cá nhân.
- Công bằng, công khai, minh bạch.
- Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư.
- Tự chịu trách nhiệm về rủi ro.”
Vai trò của thị trường chứng khoán
Thị trường chứng khoán có vai trò quan trọng trong nền kinh tế. Cụ thể được thể hiện dưới đây:
1. Đối với nền kinh tế:
+ Được xem là thước đo của sự phát triển nền kinh tế giai đoạn đó
+ Giúp chính phủ kiểm soát được tình hình kinh doanh của các công ty đã niêm yết qua các thông tin số liệu được công bố
2. Đối với doanh nghiệp:
+ Giúp doanh nghiệp huy động vốn thông qua việc phát hành cổ phiếu
3. Đối với nhà đầu tư:
+ Có tiềm năng để thu được lợi nhuận cao nếu đầu tư tìm hiểu
Phân loại thị trường chứng khoán

Thị trường chứng khoán được phát triển từ lâu đời, là nơi để trao đổi mua bán cổ phiếu.
Hiện nay có thể phân loại thị trường chứng khoán thành 2 hình thức chính:
1. Thị trường chứng khoán sơ cấp: Đây là nơi chứng khoán đầu tiên sẽ được phát hành ra thị trường để huy động vốn. Tiền bán chứng khoán sẽ đi đến trực tiếp nơi phát hành: Công ty, Chính phủ,…
2. Thị trường chứng khoán thứ cấp: Dựa trên thị trường sơ cấp để xây dựng lên. Dòng tiền bán chứng khoán ở thị trường này chỉ tạo lợi nhuận cho nhà đầu tư, cổ đông. Thị trường này sẽ tạo thanh khoản cho thị trường sơ cấp.
Cần chuẩn bị gì khi tham thị trường chứng khoán
Sau khi đã nắm rõ được về khái niệm thị trường chứng khoán thì nhà đầu tư cần chuẩn bị những gì để tham gia?
+ Tài chính: Số vốn sẽ tùy thuộc vào mỗi người, mong muốn thu lợi cũng như khẩu vị rủi ro.
+ Kiến thức thị trường: Càng mong sinh lợi nhiều thì rủi ro càng cao. Vì thế cho nên bạn cần lựa chọn cho mình con đường đầu tư rồi bổ sung kiến thức phù hợp.
+ Thiết bị: Để thực hiện mua bán trên thị trường chứng khoán bạn cần có thiết bị kết nối mạng như điện thoại hoặc laptop.
+ Nguồn thông tin: Những yếu tố về kinh tế vi mô, vĩ mô, chính trị, xã hội,… ảnh hưởng trực tiếp tới thị trường chứng khoán. Vì vậy, nhà đầu tư cần cập nhật kịp thời các thông tin.
Vậy thông qua bài viết Money Studio hy vọng bạn đã nắm được đặc điểm thị trường chứng khoán là gì.
Nếu bạn là nhà đầu tư mới thì chỉ nên đầu tư với số vốn nhỏ trước để học hỏi. Từ đó làm quen với cách vận hành của thị trường chứng khoán để đầu tư với số vốn lớn hơn.
Có câu hỏi nào thắc mắc bạn hãy để lại ở phần bình luận dưới, Money Studio sẽ giúp bạn trả lời.
Đọc thêm bài viết:
Cổ phiếu là gì? Những điều phải biết trước khi đầu tư 2023
Cách mở tài khoản chứng khoán? Và lưu ý khi mở tài khoản
So sánh phí giao dịch chứng khoán các công ty 2023
Phiên giao dịch chứng khoán? Quy định thời gian giao dịch
Cách mua cổ phiếu: Bước đi chập chững cho người mới đầu tư
Quỹ mở là gì? Giải thích chi tiết cho người mới đầu tư
Quỹ đầu tư là gì? Những điều cần biết trước khi bạn đầu tư
Chỉ số ROS là gì? Cách tính và ứng dụng đầu tư chứng khoán
NAV là gì? Ý nghĩa chỉ số NAV trong chứng khoán & công thức
Chỉ số RSI là gì? Cách sử dụng RSI trong chứng khoán 2023
Cách nạp tiền vào tài khoản chứng khoán cho người mới
Đường MA trong chứng khoán là gì? Ý nghĩa & cách sử dụng
Chứng khoán phái sinh là gì? Kiến thức tổng quan người mới
Khớp lệnh là gì? Giải thích phương thức nguyên tắc khớp lệnh
Các loại lệnh chứng khoán chi tiết cho người mới 2023
Phân tích cơ bản chứng khoán chi tiết cho nhà đầu tư 2023
Top 10 sách đầu tư chứng khoán người mới hay nhất 2023
Phân tích kỹ thuật chứng khoán: Hướng dẫn tổng quan 2023
Lạm phát là gì? Nguyên nhân, ảnh hưởng của lạm phát 2023
Chỉ số P/E là gì? Công thức tính và ý nghĩa chỉ số P/E 2023
Cách chơi chứng khoán cho nhà đầu tư mới hiệu quả 2023
Cổ phiếu TCB: Phân tích – Nhận định – Định giá cổ phiếu
Chứng khoán nợ là gì? Phân biệt với chứng khoán vốn 2023
Cổ phiếu GAS: Phân tích – Nhận định – Xu hướng cổ phiếu
Đầu tư tài chính là gì? TOP hình thức đầu tư hiệu quả 2023