Chia tách cổ phiếu làm cho số lượng cổ phiếu của DN tăng lên trong khi vốn điều lệ không thay đổi. Trên vị thế một nhà đầu tư, bạn đã hiểu rõ về việc chia tách cổ phiếu là gì? Và lý do vì sao DN cần thực hiện chia tách cổ phiếu?
Bài viết này Money Studio sẽ giải thích mục đích phân tách cổ phiếu cũng như DN và NĐT được hay mất gì khi điều này xảy ra.
Chia tách cổ phiếu là gì?
Chia tách cổ phiếu (Stock Split) là hoạt động công ty phát hành cổ phiếu thực hiện. Thông qua việc tăng số lượng cổ phiếu hiện hành và làm giảm giá cổ phiếu tương ứng nhưng vẫn không thay đổi vốn hóa.

Ví dụ về phân tách cổ phiếu:
Công ty X đã phát hành 2.000 CP, mỗi cổ phiếu có giá là 2 triệu đồng. Tổng số vốn trong bảng tài sản là 2 tỷ đồng. Trong trường hợp thị trường CK định giá công ty là 20 tỷ đồng, thì mệnh giá cổ phiếu là 10 triệu.
Công ty X có thể thu hút thêm cổ đông thông qua giảm giá mỗi cổ phiếu. Như vậy, có thể phân tách cổ phiếu theo tỷ lệ 2:1. Cổ đông của công ty sẽ nhận được lượng cổ phiếu gấp đôi.
Với việc chia tách cổ phiếu này, công ty sẽ có 4.000 CP. Mỗi cổ phiếu có giá 1 triệu đồng và vốn hóa vẫn là 2 tỷ đồng như cũ. Tuy nhiên, giá thị trường mỗi CP còn 5 triệu đồng.
Mục đích chia tách cổ phiếu
Đối với NĐT, việc phân tách cổ phiếu sẽ là cơ hội để sở hữu một phần tài sản của DN mà trước đây có giá rất cao.
Trong dài hạn, khi nắm giữ nhiều CP sẽ có khả năng nhiều lợi nhuận hơn. Cụ thể việc chia tách cổ phiếu có các mục đích sau:
- Thu hút NĐT nhỏ lẻ: Hầu hết các NĐT sẽ không hứng thú vào các cổ phiếu nếu giá quá cao. Việc chia tách sẽ làm giảm giá cổ phiếu hiện hành, cho phép nhiều người mua hơn.
- Thanh khoản cao hơn: Số lượng CP trên thị trường càng lớn thì tính thanh khoản càng lớn.
- Thúc đẩy giá cổ phiếu: Việc giảm giá sẽ thúc đẩy giá tăng trở lại do có nhiều nhu cầu mua cao hơn, giúp tăng giá trị tổng thể công ty khi mô hình kinh doanh và hoạt động của DN không thay đổi.
Những hình thức chia tách cổ phiếu

Mỗi DN sẽ sử dụng các hình thức chia tách cổ phiếu khác nhau. Mỗi hình thức sẽ tác động đến giá cổ phiếu trên sàn khác nhau và ảnh hưởng tới lợi ích đến các nhà đầu tư.
Việc nắm rõ bản chất các hình thức phân tách cổ phiếu là quan trọng.
Chia cổ tức bằng cổ phiếu
Chia cổ tức bằng cổ phiếu nghĩa là DN sẽ phát hành thêm cổ phiếu để trả cho các cổ đông. Hình thức này không làm thay đổi tài chính của doanh nghiệp.
Đặc điểm:
- Số lượng CP tăng lên.
- Lợi nhuận trên mỗi cổ phiếu (EPS) giảm xuống.
- Bản chất là làm tăng số lượng CP hiện hành & không phát sinh dòng tiền vào DN.
- Vốn chủ sở hữu & tỷ lệ sở hữu NĐT không đổi.
- Nguồn chi này là từ lợi nhuận sau thuế chưa phân phối, quỹ đầu tư phát triển hoặc quỹ khác, thặng dư vốn cổ phần.
Phát hành cho cổ đông hiện hữu
Những cổ đông đang nắm giữ cổ phần DN được mua cổ phiếu mới phát hành với giá ưu đãi hơn giá thị trường. Và có thời hạn ngắn từ 30 – 45 ngày.
Đặc điểm:
- Số lượng CP tăng lên.
- Lợi nhuận trên mỗi cổ phiếu (EPS) giảm xuống.
- Có dòng tiền chảy vào DN. Khi DN phát hành thêm cổ phiếu, sẽ có NĐT bỏ tiền để sở hữu.
- Vốn chủ sở hữu tăng lên.
Phát hành riêng lẻ
Là việc phát hành CP trong một phạm vi nhất định. Các đối tượng mua thông thường là các cổ đông chiến lược hoặc chuyên gia đầu tư.
Đặc điểm:
- Số lượng CP tăng lên.
- Lợi nhuận trên mỗi cổ phiếu (EPS) giảm xuống.
- Dòng tiền có chảy vào DN.
- Vốn chủ sở hữu tăng lên.
- Tỷ lệ sở hữu của NĐT giảm xuống.
ESOP
Là cổ phần ưu đãi chỉ bán cho nhân viên công ty với giá rẻ hơn so với giá thị trường. Thường là người có đóng góp trong sự phát triển của công ty hoặc các thành viên trong hội đồng quản trị, ban giám đốc.
Đặc điểm:
- Số lượng CP tăng lên.
- Lợi nhuận trên mỗi cổ phiếu (EPS) giảm xuống.
- Dòng tiền có vào DN nếu mua với giá ưu đãi. Và không có dòng tiền vào nếu mua với giá 0 đồng.
- Vốn chủ sở hữu không đổi nếu mua với giá 0 đồng và tăng nếu mua với giá ưu đãi.
- Nguồn chi này là từ lợi nhuận sau thuế chưa phân phối, quỹ đầu tư phát triển hoặc quỹ khác, thặng dư vốn cổ phần.
Ưu và nhược điểm khi chia tách cổ phiếu

Chia tách cổ phiếu cũng như các hoạt động khác trong đầu tư đều có những ưu điểm và hạn chế riêng.
Ưu điểm
- Tăng khả năng thanh khoản, chênh lệch giá mua và giá bán thu hẹp.
- Dễ đưa ra quyết định mua bán cổ phiếu mới nếu công ty thực hiện chia tách tiềm năng.
- Quyền chọn bán thường có giá thấp hơn.
- Giá cổ phiếu sẽ thường có xu hướng tăng lên khá nhiều.
Nhược điểm
- Chia tách cổ phiếu thường làm thị trường biến động nhiều hơn do giá cổ phiếu thay đổi. Sẽ có nhiều nhà đầu tư mua cổ phiếu vì giá rẻ hơn. NĐT ít kinh nghiệm dễ nhầm về việc chia tách này là một dấu hiệu tốt.
- Không phải lúc nào chia tách nào cũng làm cổ phiếu tăng giá. Tiềm năng phát triển của DN là yếu tố quan trọng quyết định.
Diễn biến giá thời điểm chia tách cổ phiếu
Diễn biến giá cổ phiếu quanh thời điểm chia tách thường diễn ra 5 giai đoạn:
GĐ 1: Trước khi công bố thông tin thì nội bộ đã chia tách cổ phiếu, NĐT muốn nắm giữ lợi thế sẽ thực hiện hoạt động mua vào. Nhu cầu cao làm giá trị cổ phiếu có giá hơn.
GĐ 2: Thông tin chia tách được chính thức công bố. Lúc này nhiều nhà đầu tư bắt đầu mua vào nhằm thu lợi trong việc sở hữu cổ phiếu. Giá cổ phiếu tăng mạnh.
GĐ 3: Giá CP tăng mạnh đến một thời điểm nhất định. Các đầu tư ngắn hạn thấy được các giá trị hiện tại với lợi nhuận đủ lớn, sẽ thực hiện hoạt động bán ra để thu lợi nhuận làm giá cổ phiếu đi xuống.
GĐ 4: Gần đến thời điểm chia tách, các nhà đầu tư lại có xu hướng mua vào. Hoạt động này diễn ra mạnh mẽ của nhà đầu tư mới bên cạnh các nhà đầu tư ngắn hạn. Giúp giá cổ phiếu lại tăng mạnh.
GĐ 5: Ngay sau khi chia tách. Lúc này, giá cổ phiếu sẽ điều chỉnh theo thị trường và đi dần vào sự ổn định.
Các câu hỏi về về chia tách cổ phiếu

Phân tách cổ phiếu giúp giá trị tài sản tăng lên?
Điều này không đúng.
Khi phân tách chỉ làm tăng số lượng CP nhà đầu tư đang nắm giữ, còn giá trị tài sản vẫn không đổi.
Ví dụ: Ban đầu bạn có 1 tờ 100 nghìn. Sau đó bạn đổi 100 nghìn này thành mệnh giá 10 nghìn và nhận được 10 tờ. Như vậy, trước và sau khi đổi vẫn là 100 nghìn. Điểm khác biệt là trước bạn có 1 tờ, sau bạn có 10 tờ.
Phân tách cổ phiếu khiến vốn hóa DN tăng lên?
Vốn hóa DN không tăng sau khi chia tách cổ phiếu.
Có thể hiểu đơn giản nếu vốn hóa tăng sau khi chia tách cổ phiếu. Vậy thì chỉ cần làm thường xuyên điều này để tăng vốn mà không cần hoạt động kinh doanh.
Nên mua cổ phiếu trước hay sau khi chia tách?
Mua bán CP không chỉ phụ thuộc vào việc chia tách cổ phiếu. Nhiều người mua cổ phiếu trước khi chia cổ tức.
Tuy nhiên thời điểm mua cổ phiếu tốt nên chọn sau khi đã chia cổ tức để có mức giá rẻ hơn.
Theo ý kiến từ chuyên gia, quan trọng là mua cổ phiếu có đúng với thời điểm chốt quyền hưởng cổ tức không. Cho nên trước khi mua nên tìm hiểu các thông tin này như ngày hội cổ đông thường niên của năm, ngày giao dịch không hưởng quyền và ngày đăng ký cuối cùng.
—
Tóm lại, chia tách cổ phiếu là hoạt động quan trọng đối với mỗi doanh nghiệp. Việc chia tách có tác động trực tiếp đến lợi nhuận của NĐT.
Vì thế cần nắm các kiến thức về nó để có quyết định đầu tư an toàn.
Money Studio hy vọng thông tin về chia tách cổ phiếu là gì ở bài viết này đã giúp bạn hiểu rõ. Và đừng quên theo dõi để cập nhật thêm thật nhiều kiến thức bổ ích nhé.
Đọc thêm bài viết:
Phiên giao dịch chứng khoán? Quy định thời gian giao dịch
Cách mở tài khoản chứng khoán? Và lưu ý khi mở tài khoản
So sánh phí giao dịch chứng khoán các công ty 2023
Thị trường chứng khoán là gì? Đặc điểm và phân loại
Cách mua cổ phiếu: Bước đi chập chững cho người mới đầu tư
Quỹ mở là gì? Giải thích chi tiết cho người mới đầu tư
Quỹ đầu tư là gì? Những điều cần biết trước khi bạn đầu tư
Phát hành cổ phiếu là gì? Điều kiện nào để phát hành cổ phiếu?
Hướng dẫn cách rút tiền từ tài khoản chứng khoán
Hướng dẫn mở tài khoản chứng khoán TCBS và VPS 2023
Trả cổ tức bằng cổ phiếu? Và cổ phiếu hay tiền mặt sẽ có lợi hơn?
Cách thực hiện quyền mua và chuyển nhượng quyền mua cổ phiếu?
Cổ phiếu thưởng là gì? Đặc điểm và ý nghĩa của cổ phiếu thưởng
Trả cổ tức bằng tiền mặt là gì? Hướng dẫn cho người mới
Ký quỹ là gì? Quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia ký quỹ
ROE là gì? Cách tính và chi tiết ứng dụng ROE trong đầu tư
Các loại lệnh chứng khoán chi tiết cho người mới 2023
Lạm phát là gì? Nguyên nhân, ảnh hưởng của lạm phát 2023
Chỉ số P/E là gì? Công thức tính và ý nghĩa chỉ số P/E 2023